Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

7 bí quyết vàng cho việc học ngoại ngữ

Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng Anh:
Nguyên tắc thứ 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.

  • Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
  • Hãy sưu tập các nhóm từ.
  • Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
  • Luôn luôn học đủ câu.
  • Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
  • Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.
Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp
  • Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên – không phải NGHĨ. Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
  • Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.
Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất – Nghe trước.
  • Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản.
  • Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.
  • Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
  • Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
  • Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh
Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.
  • Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất.
  • Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
  • Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ – chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
  • Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai. trung tam luyen thi toeic
  • Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.
  • Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
    Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh.
  • Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?
  • Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường. tai lieu luyen thi toeic
  • Làm sao để hiểu người bản ngữ? Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
  • Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.
Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
  • Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
  • Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày. luyen phat am tieng anh
Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.
  • Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
  • Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
  • Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.
  • Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn…

Bí quyết để có bài thuyết trình tiếng Anh thành công

Làm thế nào để có một buổi thuyết trình  tiếng Anh hiệu quả? Những bí quyết sau sẽ giúp bạn có thể truyền tải những gì bạn muốn đến với người nghe.

1. Chuẩn bị
Phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận vì đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bài thuyết trình nào. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ khiến bạn hoàn toàn tự tin và khán giả của bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tự tin đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được những điều bạn  thuyết trình. Với điều này, bạn sẽ là người diễn viên chính và các khán giả của bạn sẽ luôn lắng nghe một cách chăm chú và tích cực vì bài thuyết trình của bạn đem lại những thông tin mà họ cần. luyen thi toeic o dau
2. Cấu trúc 1 bài thuyết trình bằng tiếng anh tốt 
Để có được một bài thuyết trình tốt cần có cấu trúc rõ ràng, cũng giống như một quyển sách hay cần có một dàn ý chi tiết và một bộ phim hay cần có một kịch bản tốt. Một bài thuyết trình tốt cần có:
  • Phần mở đầu: gồm có phần giới thiệu và những vấn đề chuẩn bị đuợc trình bày
  • Phần thân bài: chứa thông điệp chính của bài thuyết trình
  • Phần kết: gồm có phần tổng kết và kết luận – những điều có thể rút ra được từ phần chính của bài
3. Thiết bị hỗ trợ
Bạn có thể cần phải chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ như:  luyen nghe toeic
  • bảng trắng
  • giá treo bảng biểu
  • máy chiếu
  • các slide cho máy chiếu
  • các biểu đồ trên máy tính
  • …………………
Bất kỳ thiết bị nào cũng có ưu và nhược điểm của riêng nó. Điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng chúng một cách thành thạo và là người điều hành chúng chứ không phải phụ thuộc vào chúng.
4. Dùng nhiều hình ảnh minh họa bằng tiếng anh
Một bức tranh có giá trị minh hoạ bằng 1000 từ. Có rất nhiều cách để đưa ra minh hoạ  như bảng biểu, tranh vẽ, bản đồ, ví dụ thực tế, v.v. Nhưng bạn cần phải sử dụng chúng một cách thận trọng. Đừng để khán giả của bạn bị ngợp vì có quá nhiều thông tin. Lời khuyên ở đây là chỉ sử dụng một hình ảnh để đưa ra một thông điệp, đừng cố đưa ra hai thông điệp bằng một hình ảnh.
5. “Biển chỉ đường”
Khi bạn đọc một cuốn sách về tài liệu luyện  thi TOEIC, bạn biết mình đang ở đâu vì bạn biết nhan đề của cuốn sách, chủ đề, đối tượng, chương mục, bạn biết đâu là là phần mở đầu và kết thúc, số mục, số trang. Cũng như khi bạn học tiếng anh TOEIC, bạn biết khi nào mình nên bắt đầu cho 1 quá trình rèn luyện có phương pháp bài bản và khi nào thì nên dừng lại để tổng hợp lại kiến thức mình đã học. Nhưng khi bạn thuyết trình, khán giả của bạn không biết họ đang ở đâu trừ phi bạn NÓI cho họ biết điều này. Bạn có thể sử dụng những câu mở đầu hay chuyển tiếp làm “biển chỉ đường” cho khán giả của bạn để họ biết rằng mình đang ở đâu. Một số ví dụ cho bạn tập nhé:
•         Let’s begin by…(Chúng ta hãy bắt đầu với…)
•         That’s all I have to say about…( Đó là tất cả những gì tôi nói về…)
•         Now we’ll move on to…(Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần…)
•         Let’s consider this in more detail…(Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn…)
•         I’d like to deal with this question later, if I may…(Tôi sẽ trả lời những câu hỏi này sau, nếu tôi có thể…)
•         To start with…later…to finish up…(Bắt đầu với… sau đó là… kết thúc là…)
6. Giao tiếp với khán giả
Bạn cần có một mối quan hệ chặt chẽ và thân thiện với khán giả. Bạn sẽ làm gì để đạt được điều này? Sự nhiệt tình có thể truyền từ người này sang người khác. Nếu bạn nhiệt tình thì khán giả của bạn cũng sẽ nhiệt tình như thế. Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, có thể lần lượt từng người một để từng thành viên có thể cảm thấy như bạn đang nói chuyện với họ.
7.  Ngôn ngữ cử chỉ
Những thứ bạn không nói ra đôi khi lại gây ấn tượng và quan trọng hơn cả những gì bạn nói. Các cử chỉ của bạn thậm chí còn truyền đạt thông điệp đến với khán giả trước cả khi bạn bắt đầu nói. Quần áo, đầu tóc, kính, cách đi đứng, thể hiện của bạn là những gì tạo nên ấn tượng đầu tiên của người nghe về bạn ngay từ khi bạn bắt đầu bước vào phòng, vì vậy hãy chú ý đến diện mạo của mình.
Những điều trên nghe có vẻ đơn giản và ai cũng biết nhưng để học tiếng anh Toeic thật tốt để thực hiện 7 điều này một cách hoàn hảo và có 1 bài thuyết trình thành công là điều không phải ai cũng làm được. Hy vọng bạn sẽ luôn nhớ thực hiện chúng để luôn là người diễn thuyết tự tin!
Chúc các bạn thành công!

Học tiếng Anh qua phong tục tập quán

Một bí quyết học tiếng Anh của chúng ta là học tiếng Anh qua phong tục tập quán của các nước  nói tiếng Anh, việc này giúp bạn hiểu hơn về các cụm từ, thành ngữ từ đó có thể  giao tiếp tiếng Anh tốt và làm mình yệu thích và gắn bó hơn với tiếng Anh.


Gặp gỡ (The Meeting)

Khi gặp ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay (Shake hands) kể cả đàn ông và phụ nữ.
Họ thường chỉ ôm (Hug) nhau thắm thiết đối với bạn thân hoặc những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hôn (kiss) không phải là phổ biến, và đàn ông thường không hôn những người đàn ông khác.
Người Mỹ thường giới thiệu (Introduce) về mình bằng tên và họ (Hello, I am Sarah Smith) hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ chỉ giới thiệu tên (Hi, I am Sarah). Câu đáp trả thông thường của bạn khi ai đó đã giới thiệu với bạn là “Pleased to meet you.”  luyen thi toeic online
Trừ khi người đó giới thiệu bằng danh và họ (Mr/Ms Smith), bạn nên gọi họ bằng tên. Thông thường trong công việc và xã hội, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên.
Tuy nhiên, bạn nên gọi các giáo sư trong các trường đại học bằng chức danh và họ (ví dụ: Professor Smith), trừ khi họ cho phép hoặc yêu cầu bạn gọi họ bằng tên. hoc noi tieng Anh
Nói chuyện qua điện thoại (A talk on the phone)
Người Mỹ thường trả lời qua điện thoại bằng việc nói “Hello”. Nếu bạn gọi về vấn đề công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và tên của họ sau đó. Nếu bạngặp ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên của mình. Nếu không, bạn nên hỏi người trả lời điện thoại một cách lịch sự “May I speak with George Brown please?” trung tam day tieng anh
Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động (Answerphone) ở nhà. Đồng thời, đa số các công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói (Voice mail service) cho nhân viên của mình do đó bạn có thể để lại tin nhắn. Hãy nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện thoại để họ có thể gọi lại cho bạn. Các tin nhắn nên ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.

 Nhà hàng (Restaurant)

Tất cả các nhà hàng của Mỹ đều chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt (Cash), và hầu hết các quán (thậm chí cả các quán ăn nhanh (Fast food)) đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng (Credit card). Một vài nhà hàng chấp nhận ATM (Automatic teller machine). Hầu như không có nhà hàng nào chấp nhận thanh toán bằng séc (Check).
Thông thường một số nhà hàng đông bạn sẽ phải chờ để có chỗ. Có rất nhiều nhà hàng đông không chấp nhận viêc đặt chỗ trước (to reserve a table) hoặc chỉ chấp nhận đặt chỗ cho những tiệc lớn hoặc nhiều người (ít nhất là 6 người). Ở những nhà hàng như vậy, vào các tối cuối tuần sẽ rất đông, bạn có thể phải chờ đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, các nhà hàng có quy mô lớn và trang trọng sẽ chấp nhận đặt chỗ trước.  anh van giao tiep co ban 
Rất nhiều nhà hàng ở Mỹ (trừ quán ăn nhanh) được cấp bằng để uống rượu. Rượu và bia (Wine & Beer) luôn luôn có sẵn, một số nhà hàng có loại rượu mạnh như vodka hoặc whisky. Người Mỹ thông thường không uống các loại rượu mạnh, nhưng số đồ uống của họ thì có tới vài trăm, rất đa dạng. Các nhà hàng có đồ uống độ cồn cao thường được gọi là quầy bán rượu (Bar). Độ tuổi được phép uống rượu của Mỹ là 21. Do đó nếu trông bạn có vẻ trẻ thì hãy chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ như giấy phép lái xe (Driving license) hoặc chứng minh thư (Identity card = ID card) để chứng minh cho họ là bạn đủ tuổi để uống rượu.

 Tiền boa (Tipping)

Có một số tình huống mà bạn luôn luôn phải chuẩn bị tiền boa. Tình huống thường xuyên nhất là đi ăn nhà hàng. Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ (The price of the service) do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ. Họ thường để lại tiền boa khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt. Nếu dịch vụ ở đó bất thường rất tồi tệ thì bạn có thể trả 10% cho dịch vụ.
Các tình huống khác mà bạn cũng phải trả tiền tip đó là cắt tóc (Hair cut), đi tắc xi (Take a taxi), boa cho người mang hành lý (Porter) hoặc người phục vụ ở quầy rượu (Bartender). Thông thường luật là 15% tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp không có hóa đơn, bạn có thể boa cho họ tùy theo, nhưng ít nhất là từ 1 đến 5 đô la.

 Hút thuốc (Smoking)

Hút thuốc không phải là một hiện tượng phổ biến ở Mỹ như các nước khác. Nói chung, người Mỹ hút thuốc ít hơn người châu Âu và ít hơn hẳn người châu Á. Do đó hút thuốc hầu như không được dân Mỹ chấp nhận. hoc tieng anh thuong mai
Hút thuốc bị cấm ở rất nhiều nơi như các khu công sở (Office), các dịch vụ chuyên chở dân dụng (máy bay), cửa hàng (Store), nhà hát (Theater), rạp chiếu phim (Cinema), trường học (School) và các dịch vụ công cộng (Public Service). Nếu như bạn đang ở trong tòa nhà thì bạn không nên hút thuốc trừ khi tòa nhà đó có chỗ dành riêng cho người hút thuốc. Các nơi cho phép hút thuốc như quán rượu (Bar), hộp đêm (Nightclub), một số nhà hàng. Nếu nhà hàng cho phép hút thuốc, họ sẽ để dành một nơi riêng cho những người muốn hút. Nếu bạn đi cùng với một người khác, thậm chí cả ở ngoài trời, cách lịch sự nhất là hỏi họ có ngại không nếu bạn muốn hút thuốc.
Tuổi được phép hút thuốc ở Mỹ là 18. Nếu bạn mua thuốc lá hoặc các sản phẩm tương tự và trông bạn trẻ, người bán hàng chắc chắn sẽ hỏi tuổi và bạn phải chứng minh bạn hơn 18 tuổi để được mua hàng và hút thuốc.

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Hãy gia tăng hương vị cho việc học tiếng Anh của bạn

Hôm nay, tiếng Anh giao tiếp công việc sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin mà bản thân các bạn – những người mới Học tiếng Anh giao tiếp hoặc chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với môi trường nói tiếng Anh – có thể chưa biết: những “phụ gia” không thể thiếu để bạn giao tiep tieng anh trôi chảy hơn. Vậy cùng tìm hiểu xem đó là những “phụ gia” gì nhé!



1. Món phụ gia thứ nhất: Giới từ

Đối với người hoc tieng anh giao tiep, giới từ không hề xa lạ, bao gồm: to, in, out, into, there, at, by, on, down there, up here, about, above, across, after, against, along, among, around… Tuy nhiên, ít người đánh giá đúng tầm quan trọng của giới từ trong việc nói tiếng Anh. Theo thống kê của www.wordcount.org/main.php (www.wordcount.org/main.php) về mức độ xuất hiện thường xuyên của các từ trong tiếng Anh, chỉ xếp sau quán từ THE (xếp thứ 1) là một số giới từ có mật độ xuất hiện lớn đó là: OF (xếp thứ 2), TO (xếp thứ 4); IN (xếp thứ 6), WITH (xếp thứ 17).  Có thể nói, giới từ có mặt ở khắp mọi nơi trong các đoạn hội thoại trong Tieng Anh giao tiep hàng ngày.
Ví dụ:
“What are you doing?”
“I’m listening to music. What’s the problem?”
“I’m wondering if you could keep an eye on my baby for a minute.”
“Ok. I’ll do it for you.”
Vậy việc bạn cần làm đó là hãy lưu ý sử dụng đúng, thường xuyên và đầy đủ các giới từ mang lại nghĩa trong câu khi luyện nói tiếng Anh.


2. Món phụ gia thứ hai: Trợ động từ 

Ngay từ khi bat dau hoc tieng anh, chúng ta đã biết, trong tiếng Anh có một loạt các loại trợ động từ khác nhau như: do, be, have, will, would, could, can, may… Các trợ động từ này lại có các biến thể khác nhau khi sử dụng ở các thì (thời) và với các ngôi khác nhau. Việc có khá nhiều trợ động từ khác nhau kèm theo sự phức tạp trong cách sử dụng trợ động từ trong tiếng Anh làm chúng ta bị lúng túng và chậm chạp khi nói.

Ví dụ: với trợ động từ “có”
Trong tiếng Việt: (Câu hỏi) Cậu có muốn học tiếng Anh không? – (Trả lời) Tôi có (muốn học tiếng Anh)
Trong tiếng Anh sẽ là: (Câu hỏi) Do you want to learn English? – (Trả lời) Yes, I do.
Với tiếng Việt, chúng ta có thể lược bỏ từ “Có” mà không làm ảnh hưởng tới nghĩa cũng như ngữ pháp của câu; nhưng lại không thể làm như vậy với tiếng Anh. Đó là sự khác biệt của việc hoc giao tiep tieng anh.

Vậy tóm lại có 3 khác biệt cơ bản giữa việc sử dụng trợ động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất “lóng ngóng” khi sử dụng trợ động từ khi nói tiếng Anh:
-  Trong tiếng Việt nhiều khi chúng ta bỏ trợ động từ trong giao tiếp hàng ngày như ví dụ nói ở trên.
- Cấu trúc cú pháp của tiếng Anh thường đảo trợ động từ lên đầu câu hỏi trong khi tiếng Việt của chúng ta không làm như vậy. Chúng ta không nói là “Đã cậu làm bài tập chưa?” mà vẫn giữ nguyên thứ tự “Cậu đã làm bài tập” và thêm từ “chưa” để diễn đạt câu hỏi.
- Tiếng Anh chia trợ động từ ở các dạng khác nhau khi dùng với các ngôi khác nhau của đại từ. Ví dụ: ở thì hiện tại He, she, it dùng với does còn I, we, you lại dùng với do. Trong khi tiếng Việt thì không cần phải chia gì cả. Đây lại là một khác biệt nữa khiến chúng ta “vướng víu” hơn khi nói tiếng Anh.

Giải pháp duy nhất ở đây khi tu hoc anh van giao tiep  là bạn phải tập trung dành một khoảng thời gian để luyện tập với các trợ động từ này sao cho bạn có thể tung hứng với chúng một cách nhuần nhuyễn.




3. Món phụ gia thứ ba: Mệnh đề quan hệ

Bao gồm mệnh đề quan hệ có sử dụng đại từ quan hệ như what, when, where, why, which, that, who… hoặc mệnh đề quan hệ rút gọn để đơn giản hóa những câu phức tạp, đặc biệt được sử dụng thường xuyên trong các hội thoại tieng Anh giao tiep van phong.

Ví dụ:
Sẽ là khá đơn giản khi bạn muốn nói diễn đạt câu: thầy giáo đã dạy tôi những kiến thức bổ ích – My teacher taught me useful knowledge.
Nhưng có thể bạn sẽ lúng túng hơn khi muốn diễn đạt ý: Thầy giáo đã dạy tôi kiến thức bổ ích hơn so với kiến thức bạn đọc trong sách giáo khoa. Thông thường người học sẽ cố gắng diễn đạt theo những cách sau:
The teacher taught me useful knowledge. It was more useful than the knowledge that you got from the text book.
hoặc
The teacher taught me useful knowledge which was more useful than the knowledge that you got from the text book.
Các cách diễn đạt trên khá dài dòng dễ làm câu nói của bạn bị lủng củng. Nếu bạn sử dụng thành thạo “what” trong trường hợp này thì bạn có thể diễn đạt như sau: what the teacher taught me was better than what you got from the book. Cách nói này không những ngắn gọn hơn mà còn có thể dùng kể cả khi bạn không nhớ được từ “knowledge”.
Những từ thường được dùng trong tiếng Anh theo kiểu này bao gồm: what, when, where, why, which, that, who.
Ngoài ra những danh từ như: one (chỉ người hoặc vật), thing (danh từ chỉ vật) cũng cực kỳ hữu ích giúp bạn nói lưu loát.
Ví dụ:
The one you mentioned yesterday gave me this thing. (Nhân vật mà cậu đề cập hôm qua đã đưa tôi cái này)
Những đại từ và danh từ dùng để thay thế kiểu này không nhiều, bạn hãy chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu cách dùng và luyện tập với chúng. Kỹ năng nói của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.





4. Món phụ gia thứ tư: Từ đệm

Tiếng Việt cũng có những từ đệm như “rằng, thì, là, mà” dùng để “câu giờ” trong khi nói.  Cách “câu giờ” này ít ra thì cũng còn hay hơn nhiều so với việc bạn cứ “à, ờ, ừm…“  - một trong bốn lỗi sai kinh điển trong luyện nói tiếng Anh. Nếu bản thân những người Anh, người Mỹ cũng phải viện đến chúng để “câu giờ” thì tại sao chúng ta lại không nhỉ? Các cụm từ sau sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin và thậm chí đôi lúc tỏ ra “sành điệu” hơn khi nói tiếng Anh:
- it’s like…- kiểu như là…
- The thing is… – vấn đề là…
- The bottom line here is… – điểm mấu chốt ở đây là…
- You know… – Cậu biết đấy…
- To be frank… – Nói thật là…
- In general.. – Nói chung thì…
- …
Tuy nhiên các bạn không nên lạm dụng bởi sử dụng quá nhiều tự đệm có thể gây khó chịu cho  người nghe.  Vì vậy, khi bạn nói ngày càng trôi chảy hơn, hãy chủ động tiết chế việc sử dụng các cụm từ đệm này.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn thấy việc luyện nói tiếng Anh trôi chảy không quá khó, vấn đề là phương pháp các bạn áp dụng có phù hợp và khoa học hay không. Hãy lưu ý và sử dụng tốt bốn “phụ gia” kể trên và không còn e ngại việc sử dụng tiếng Anh nhé!


Bài viết tham khảo:


Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Bí quyết giúp bạn nghe tiếng Anh hiệu quả hơn bao giờ hết

Đọc thêm:


Bạn gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh? Đừng lo. Đây là 1 số bí quyết giúp bạn có thể luyện nghe tiếng Anh một cách cực kì hiệu quả. Hãy tham khảo và cùng áp dụng nhé!




A. Nghe thụ động:

1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu:


Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng,Tự học tiếng Anh rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch. hoc giao tiep tieng anh hàng ngày cùng vời Tiếng Anh doanh nghiệp tiếng Anh giao tiếp trong nhà hàng để tích lũy nhiều kinh nghiệm học tiếng Anh.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. tiếng Anh giao tiếp công việc ừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!



2 – Nghe với hình ảnh động.


Nếu có giờ hãy luyện nghe tiếng Anh bằng cách xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. tu hoc anh van giao tiep Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.luyen thi toeic online

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:

– Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.Học tiếng Anh giao tiếp

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ‘stay tuned’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

– Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio:

Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)



học tiếng anh giao tiếp ở đâu hoc tieng anh giao tiep co ban hoc tieng anh online mien phi

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Học TOEIC hiệu quả

Học tiếng Anh TOEIC hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng bởi vì hiện nay đa phần các công ty đều sử dụng chứng chỉ TOEIC như một công cụ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ nhân viên và là tiêu chuẩn để tuyển dụng ứng viên của các nhà tuyển dụng. Để học TOEIC đạt kết quả cao, bạn hãy chuẩn bị, làm theo những bước sau nhé.
 
Bước 1. Đặt ra mục tiêu học tiếng Anh TOEIC cho mình thật chi tiết, cụ thể.
Nếu bạn đã quyết định tham gia kỳ thi TOEIC. Xin chúc mừng bạn. Điều đầu tiên bạn cần phải làm là đặt cho mình một mục tiêu trong học tập. Nếu tham gia kỳ thi để xin việc thì cần phải đặt cho mình mục tiêu cao hơn. Nhìn chung tất cả các vị trí đều đòi hỏi số điểm tối thiểu là 600. Vị trí quản lý có thể đòi hỏi một số điểm đánh giá cao hơn là 800 điểm.
Hãy đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân. Nhưng nếu mục tiêu của bạn quá cao, bạn có thể sẽ thất vọng về điểm số của mình. Hãy nhớ rằng bạn có thể đăng ký dự thi bất kỳ thời điểm nào khi bạn đã sẵn sàng lúc học Tiếng Anh TOEIC.


 Hướng dẫn các cách học tiếng Anh TOEIC hiệu quả.

2. Tìm hiểu kỹ trước đề thi TOEIC
Trước khi bắt đầu kỳ thi TOEIC, bạn cần trang bị hành trang cho mình những hiểu biết về cấu trúc từng phần thi thật tốt. Kỳ thi kiểm tra hai kỹ năng là nghe hiểu và đọc hiểu. Bạn nên làm quen với các dạng đề thi TOEIC bằng cách thực hành những bài
Không sáng suốt là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh thất bại trong kỳ thi TOEIC khi luyện thi TOEIC. Để đạt được kết quả mong muốn, bạn cần lập cho mình kế hoạch học tập ngay từ khi quyết định tham gia kỳ thi TOEIC và không nên để đến gần kỳ thi mới lên kế hoạch ôn tập. Chọn cho mình những bộ sách luyện thi TOEIC đáng tin cậy nếu bạn quyết định tự ôn tập hoặc tìm một lớp luyện thi TOEIC trước khi tham gia kỳ thi. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên luyên thi dưới cả hai hình thức.
Nếu bạn không đủ khả năng theo học một lớp luyện thi TOEIC, hãy chắc chắn rằng loại sách mà bạn chọn để luyện thi có đáp án và giải thích rõ ràng cho từng câu hỏi. Nếu bạn chọn tham gia một khoá học TOEIC trước kỳ thi tại các trung tâm luyện thi Toeic tốt nhất hiện nay bạn nên tin tưởng vào giảng viên hướng dẫn của bạn và tạo cho mình một tâm lý thoải mái khi đến lớp học. Nên học với một người bạn khác và đặt mục tiêu phấn đấu cho cả hai người.
Chọn thời gian học Tiếng Anh TOEIC vào một khoảng giờ cố định trong ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số của bạn. Hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện nó.

3. Sắp xếp thời gian ôn tập một cách hợp lý,hiệu quả khi khi học Tiếng Anh TOEIC

Tất cả các bài thi TOEIC đều gồm 7 phần. Mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào. Rất nhiều thí sinh đã mắc sai lầm khi chỉ ôn tập phần thi mà họ yêu thích và dành quá nhiều thời gian cho phần thi đó.
5. Nâng cao/Tăng vốn từ vựng TOEIC
Một lý do nữa khiến nhiều thí sinh gặp thất bại trong các đề thi TOEIC đó là vốn tự vựng của họ quá ít chỉ ở mức giới hạn. Khi quyết định tham gia kỳ thi thì thí sinh cần chắc chắn rằng họ có một vốn từ vựng phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Lời khuyên tốt nhất là người học nên có một cuốn sổ tay nhỏ và viết tất cả các từ mới vào đó. Không nên học từ mới theo một danh sách các từ. Vì bạn chỉ có thể nhớ được từ vựng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất chỉ nhờ vào ngữ cảnh của từ. Do vậy với mỗi một từ bạn gặp trong quá trình học hãy viết từ đó và học từ đó trong câu. Sau mỗi tuần học, bạn nên viết một bức thư hoặc bài luận ngắn và sử dụng tối đa các từ mà bạn học trong một tuần đó.

6. Tập đọc TO lúc học tiếng Anh TOEIC ở nhà.

Kỹ năng tập đọc to sẽ trợ giúp cho bạn kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu. Để hiểu được tiếng Anh tốt hơn thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được nhịp điệu của ngôn ngữ này. Hãy đọc thật nhiều sách, báo, tạp chí và thậm chí là truyện dành cho thiếu nhi. Bạn cũng có thể thu âm giọng đọc của mình vào trong đài để xem giọng của mình như thế nào.

7. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng
Một trong những phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn hàng ngày. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông,….Và điều quan trọng nhất là bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập với mình. Các bạn có thể tập đặt ra những câu hỏi và trả lời với nhau.

8. Sử dụng những trang web miễn phí
Có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí các mẫu đề thi, vì vậy bạn nên thường xuyên lướt qua các trang web. Bạn có thể dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày để học tiếng Anh trên mạng, nhưng nhớ đừng bị thu hút bởi các trò chơi game trên mạng.
Có một website học TOEIC online rất hay để bạn tham khảo cùng với các bài Full Test để bạn luyện tập nhé: http://www.mshoatoeic.com
Lộ trình Luyện thi TOEIC Level 500-750
Hi vọng với những chia sẻ  về phương pháp học Tiếng Anh TOEIC của mình trên đây sẽ giúp bạn tìm ra cho mình được nhiều phương pháp học tiếng anh toeic bổ ích và đạt được nhiều kết quả cao chuẩn bị cho những kì thi toeic sắp tới nhé!
Chúc các bạn thành công!
 
Tham khảo:

Phân biệt "Say, Speak, Tell, Talk"

Khi học tiếng Anh giao tiếp hay học TOEIC, có rất nhiều từ sẽ khiến chúng ta nhầm lẫn, bởi nghĩa của các từ đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi từ lại có một cách sử dụng khác nhau đó.
Cùng TOEIC Speaking 123 tìm hiểu một số từ dễ nhầm lẫn nhé. Bat dau hoc tieng Anh với việc phan biệt t "Say, Speak, Tell, Talk" nhé!
 

Phân biệt "Say, Speak, Tell, Talk"
+ SAY: nói ra, nói rằng. Là động từ có tân ngữ, chú trọng nội dung được nói ra.
Ex: Please say it again in English.
Ex:They say that he is very ill.
+ SPEAK: nói ra lời, phát biểu. Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ sự thật "truth".
Ex: He is going to speak at the meeting.
Ex: I speak Chinese. I don’t speak Japanese.
Notes: Khi muốn "nói với ai" thì dùng speak to sb hay speak with sb.
Ex: She is speaking to our teacher.
+ TELL: cho biết, chú trọng, sự trình bày. Thường gặp trong các cấu trúc: tell sb sth (nói với ai điều gì ), tell sb to do sth (bảo ai làm gì ), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì ).
Ex: The teacher is telling the class an interesting story.
Ex: Please tell him to come to the blackboard.
Ex: We tell him about the bad new.
+ TALK: trao đổi, chuyện trò. Có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác 'nói'. Thuờng gặp trong các cấu trúc : talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).
Ex: What are they talking about?
Ex: He and his classmates often talk to each other in English.
 
Tham khảo: