Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Khi đi làm tôi mới biết rằng ý nghĩa tiếng Anh quan trọng như thế nào


Tại sao chúng ta đã học tiếng anh rất nhiều năm, tính ra có khi cả hơn chục năm mà vẫn chưa giỏi, trong đó có cả mình, năm nay 24 tuổi đã đi làm và tiếng anh vẫn luôn là nỗi sợ của mình. Nhưng bây giờ mình đã quyết tâm học tiếng anh giao tiếp để nâng cao khả năng ngôn ngữ quốc tế này.

Xem thêm bài viết: 

 Tiếng Anh rất quan trọng giúp cho bất cứ ai được phát triển toàn diện, cơ hội nghề nghiệp tương lai được rộng mở hơn rất nhiều, vì vậy nên khi đi làm mình đã quyết tâm tiếp tục chinh phục tiếng Anh giúp ích cho chính bản thân mình và sự nghiệp.

Khi còn học sinh đa phần các môn chúng ta hay tập trung là những môn tự nhiên, còn tiếng anh thì không học chú trọng. Chính vì vậy tiếng anh dù chúng ta có học rất nhiều năm, đi học hết trung tâm này trung tâm kia, nhưng nếu không tập trung thì cũng sẽ không đạt hiệu quả và bên cạnh đó còn làm cảm thấy chán tiếng anh.

Khi đi làm tôi mới biết rằng ý nghĩa tiếng Anh quan trọng như thế nào

 Trước kia tuy đi học nhiều tiếng anh nhưng mình chưa thấy được mục đích của việc học tiếng anh, bây giờ đi làm mình đã thấy rõ vai trò tiếng anh và biết được mình nên đi học vì mục đích gì? Hiện giờ mình đang nghiên cứu phân vân lựa chọn học tiếng anh giao tiếp hay ielts phù hợp với bản thân mình.

 Khi tự tìm hiểu lựa chọn học tiếng Anh, mình quyết định nên đi học tiếng Anh giao tiếp sẽ tốt nhất, khi đó giúp mình vận dụng được trực tiếp ngay trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày.

Khi đọc bài viết này của tôi, không biết có bao nhiêu bạn cũng đang sợ tiếng anh đến mức ghét không nhỉ? Riêng tôi thì sợ tiếng Anh đến mức trong việc cứ nhìn thấy tiếng anh là nản, xong rồi toàn phải dùng google dịch :D :D. 

 Một động lực không hề nhỏ để giúp mình quyết tâm hơn với tiếng anh đó là các bạn đồng nghiệp trong công ty đều rất giỏi tiếng anh nên mình thấy bản thâm kém quá, và mình cần chăm chỉ học tiếng anh để hoà nhập tốt nhất vào môi trường công ty.

 Mình đang ở ngã tư sở tìm kiếm trên diễn đàn thấy nhiều bạn chia sẻ có trung tâm tiếng Anh Ms Hoa giao tiếp khá tốt, và mình quyết định đầu quân cho trung tâm này để rèn luyện. Có bạn nào học rồi chia sẻ cho mình biết với ạ để có thêm phần tin tưởng.

Giờ tôi đang học tiếng Anh giao tiếp mới bắt đầu, học thấy cũng khá OK, về nhà lại có bạn cùng phòng học cùng nên có thể nói là đôi bạn cùng tiến. Bắt đầu tôi cũng không còn sợ tiếng anh như trước khi đến trung tâm học .

Tôi viết chia sẻ này để cho bạn nào cũng đang sợ tiếng anh như tôi có thể chọn cho bản thân một lý do nào đó để quyết tâm học tiếng anh. Nói chung là tiếng anh không bao giờ là thừa mà chỉ có thiếu. Cho nên học tiếng anh không bao giờ là muộn ở bất cứ lứa tuổi nào. Thôi tôi làm bài tập tiếng anh thầy giáo giao về đây. Chào mọi người! 



Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Học tiếng Anh online cùng 6 website tốt nhất

Học tiếng Anh giao tiếp đâu nhất thiết bạn cần phải đến với trung tâm dạy tiếng Anh giao tiếp bạn chỉ cần sử dụng các website học tiếng anh online sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi nhé!

Xem thêm bài viết: 


 Học online hay học ở trung tâm điều quan trọng vẫn ở chính các bạn tự ý thức học tiếng Anh một cách chủ động và có quyết tâm mới giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

 Các bạn đã sẵn sàng học tiếng Anh với các website học tiếng Anh online cực kỳ hữu hiệu chưa.

1. BBC Learning English là trang web học ngữ pháp, từ vựng, phát âm, tìm hiểu bí quyết dạy tiếng Anh..., ngoài ra bạn cũng có thể tự kiểm tra trình độ tiếng Anh qua các bài thi trực tuyến và học cách dạy tiếng Anh cho người khác. Phần thú vị nhất của trang web này là “6 Minute English” – bạn sẽ được nghe một đoạn tiếng Anh ngắn có phụ đề và có thể tải về máy tính dưới dạng mp3 và pdf để học offline

2. Exam English - bao gồm bài kiểm tra tiếng Anh như TOEFL, CPE, KET,…Hầu như tất cả các bài thi dành cho người học tiếng Anh đều có trên trang web. Không những thế, bạn còn có thể tự kiểm tra trình độ của mình ở từng kĩ năng cụ thể như đọc hiểu, nghe, ngữ pháp, vốn từ vựng, viết luận.

Học tiếng Anh online cùng 6 website tốt nhất


3. Mshoagiaotiep.com Nhắc đến học tiếng Anh giao tiếp các bạn không thể bỏ qua website mshoagiaotiep.com để có thể tự học ở nhà theo lộ trình học tiếng Anh tại nhà, hay bạn sẽ nhận được rất nhiều chia sẻ hay từ cô Hoa về kiến thức tiếng Anh, kinh nghiệm học một cách hiệu quả nhất.

4. American Stories for English Learners: Nghe tên đã đoán được rồi phải không nhỉ? Đây là trang web học tiếng Anh online thú vị dành cho kĩ năng nghe của bạn. Nhưng đặc biệt ở đây bạn sẽ không thấy những bài nghe truyền thống mà thay vào đó là những câu truyện ý nghĩa, vui nhộn không chỉ giúp bạn tăng khả năng thích nghi với tiếng Anh nói thực sự cũng như thêm phần nuôi dưỡng tình yêu dành cho ngôn ngữ này

5. Tienganh123.com  Có thể nói website tiếng anh 123 là một trong những website học tiếng anh ra đời từ rất lâu của Việt Nam. Mặc dù trang web này hướng người dùng đến những bài học ngữ pháp hơn là giao tiếp , nhưng với lượng bài giảng phong phú . Trang web này vẫn xứng đáng nằm trong những website học tiếng anh online miễn phí hay nhất và tốt nhất hiện nay.

6. Go4English.com là trang web của Hội đồng Anh - thuộc Ban văn hóa quan hệ quốc tế Anh. Trang web cung cấp các thông tin về dạy và học tiếng Anh cho sinh viên, giáo viên và trẻ nhỏ. Ở đây, bạn có thể làm bài kiểm tra, nghe nhạc, chơi game bằng tiếng Anh


Trên đây là 6 website hữu ích giúp cho các bạn học tiếng Anh có thể chinh phục tiếng Anh tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế một cách lưu loát.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Kinh nghiệm học tiếng Anh với 5 phương pháp sau

Khi xã hội phát triển hoà nhập quốc tế, nếu các bạn muốn bản thân mình không bị đi sau thời đại thì tiếng Anh chính là công cụ cần thiết mà bạn cần phải có trong tay. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có nhiều người không có điều kiện đến các trung tâm dạy tiếng Anh theo học, nhưng không có nghĩa bạn không thể hoc tiếng Anh tại nhà mà không mất một đồng nào.

Xem thêm bài viết: 


 Vậy thì chắc chắn các bạn nào muốn học tiếng Anh ở nhà cần phải biết đến ngay 5 cách học tiếng Anh hiệu quả dưới đây nhé!

1. Xem phim truyền hình Mỹ/Anh

Khi bắt đầu tự học tiếng ANh ở nhà, lời khuyên mình dành cho các bạn là hãy chịu khó xem phim tiếng Anh không có phụ đề tiếng Việt, hãy bắt đầu bằng những bộ phim thuộc thể loại bạn yêu thích sẽ thu hút bạn hơn.

Phương pháp học này đối với người mới bắt đầu bạn nên chọn phim có nội dung tình tiết đơn giản, vui nhộn như FRIENDS, How i met your mother.... đây đều là các bộ phim quá nổi tiếng và thân thuộc trong giới học tiếng Anh qua phim, nhớ khi xem phim bạn có thể nhại bắt chước diễn viên nói điều này là cần thiết cho các bạn luyện nói tiếng Anh chuẩn.

Nhờ phương pháp xem phim bạn bắt chước nói theo sẽ giúp bạn luyện kỹ năng nghe, và nói cũng như ghi nhớ nhiều câu tiếng Anh thân quen trong giao tiếp hằng ngày.

 Thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn và chán nản, nhưng quen dần bạn sẽ luyện được kỹ năng nghe và hiểu nội dung của bộ phim, hãy cho mình ít nhất 2 tháng liên tiếp xem phim luyện nghe nói tiếng Anh bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt ở bản thân, sau đó có thể lựa chọn xem các bộ phim khác có tốc độ nói nhanh hơn, khó hơn.


2. Xem show truyền hình

Các show truyền hình thực tế của Mỹ và Anh luôn hấp dẫn người xem trên toàn thế giới, và việc bạn lựa chọn show truyền hình để học tiếng Anh kết hợp giải trí luôn là lựa chọn của nhiều người.

Lợi thế các show truyền hình là luôn hấp dẫn người xem, cuốn hút theo dõi cho nên khi xem bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và khó chịu, có rất nhiều show hay cho bạn lựa chọn để xem ví dụ như: american idol, the voice,  The Amazing Race, Survivor , Who wants to be a Millionaire ....

Cũng giống như xem phim lời khuyên của mình là các bạn không xem vietsub nhé! mà bạn cần chọn engsub, thời gian đầu xem sẽ khó hiểu nội dung nhưng bạn cố gắng hiểu được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, dần dần mới có thể nghe và ghi nhớ được nhiều.



3. Nghe nhạc

Nghe nhạc phương pháp giúp con người cảm thấy thư giãn và dễ chịu, là người cuồng âm nhạc như mình, mình thấy âm nhạc US - UK đã giúp mình có thêm động lực rất nhiều chinh phục tiếng Anh và luyện kỹ năng nghe, nói rất tốt, vì vậy các bạn có thể áp dụng.

Khi nghe nhạc bạn cũng có thể nhại lại theo lời bài hát, ngân nga du dương theo nhịp điệu để giúp bạn hoà nhập vào ngôn ngữ tiếng Anh, bạn sẽ thấy kỹ năng nghe tiếng Anh bạn cải thiện rất tốt, kết hợp chịu khó hát theo bài hát, luyện nói tiếng Anh nưa nhé!



 4. Học tiếng Anh tại câu lạc bộ tiếng Anh

Hiện nay, đang có rất nhiều club tiếng Anh được mở ra giúp cho các bạn có thể gia nhập và cùng nhau học tiếng Anh rất hiệu quả.

Lợi ích học tiếng Anh ở các club sẽ giúp cho các bạn rè luyện được kỹ năng tự tin, cùng nhau trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Môi trường tại các club tiếng Anh rất thoải mái tạo cho người tham gia sự tự tin nói tiếng Anh và rèn luyện thực tế nên khả năng tiếng bộ rất nhanh. 

5. Kết bạn với người nước ngoài

Sẽ còn nhiều bạn e ngại và sợ sệt trong việc kết bạn nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài. Hiện nay, đang có rất nhiều nhóm cộng đồng nơi cho mọi người khắp thế giới có thể kết bạn trò chuyện và trao đổi ngôn ngữ với nhau rất dễ dàng

 Học tiếng Anh với người nước ngoài sẽ giúp cho các bạn rèn luyện được kỹ năng phát âm chuẩn chính xác, đặc biệt bạn được trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài sẽ giúp bạn làm quen với tiếng Anh và kỹ năng nghe nói tiếng Anh phát triển tốt.

Trên  đây 5 phương pháp học tiếng Anh tại nhà mình muốn gợi ý cho các bạn để có thể tự học tiếng Anh chinh phục tiếng Anh, tự tin nghe nói lưu loát như mong muốn.






Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Vì sao bạn không thể nói tiếng Anh trôi chảy

 Bạn đã bao giờ tự hỏi bạn nói tiếng Anh không giỏi như người ta, bạn nói luôn ngập ngừng Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến cho bạn 5 nguyên nhân chính chắc chắn khiến các bạn học tiếng Anh giao tiếp không thể tự tin nói tiếng Anh lưu loát

Xem thêm bài viết: 


Không học cách phát âm chuẩn tiếng Anh. Có một đặc điểm mà rất nhiều người học tiếng Anh trong chúng ta gặp phải, đó là không chú trọng cách phát âm. Trên thực tế, học cách phát âm chuẩn tiếng Anh là một phần quan trọng khi học giao tiếp tiếng Anh. Người nghe sẽ chẳng thể hiểu gì nếu bạn phát âm không chuẩn. Để học phát âm chuẩn, không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải luyện tập nói thật nhiều, cố gắng nói chuẩn ngay từ đầu và lặp lại nó. Khi bắt đầu, chúng ta nên nói chậm rãi nhưng phát âm thật chuẩn. Khi đã tạo thành thói quen, việc phát âm chuẩn sẽ không còn là trở ngại đối với bạn.
Vì sao bạn không thể nói tiếng Anh trôi chảy


Quá chú tâm vào ngữ pháp tiếng Anh. Thường thì khi các bạn được đẩy vào tình huống phải giao tiếp tiếng Anh, điều đầu tiên mà đa phần các bạn nghĩ tới đó là “Mình không chắc nói có đúng ngữ pháp không?”, “ Người ta có hiểu mình nói gì không?”. Và vì thế, áp lực nói đúng ngữ pháp là trở ngại đầu tiên và lớn nhất khiến bạn không tự tin mỗi khi cất lời. Nhưng thực tế, mấu chốt quá trình giao tiếp là việc nghe các key words và nắm bắt ý chính, bởi vậy, kể cả bạn không nói chính xác hoàn toàn 100% ngữ pháp, người đối thoại với bạn vẫn hoàn toàn có thể hiểu bạn đang nói gì và cho bạn một lời phản hồi đúng trọng tâm.

Học theo cảm hứng. Đây là sai lầm khiến rất nhiều người thất bại khi học tiếng Anh. Chúng ta cho rằng việc học giao tiếp phải thật thoải mái mới hiệu quả nên đội khi việc nghiêm túc học tập là điều khó khăn bởi  suy nghĩ “Có cảm hứng mới tạo kết quả”. Thực chất suy nghĩ đó không sai NHƯNG nếu chúng ta cứ ngồi yên chờ cảm hứng đến để học thì sẽ chẳng bao giờ có bất kì thành quả nào đến cả. Thế nên có lúc cảm hứng lên cao chúng ta học đến vài ba tiếng nhưng hôm sau cụt hứng thì chẳng buồn động vào. Như vậy theo bạn có đạt được kết quả gì không?

Học không mục đích. Điều này có ý nghĩa gì? mục đích học tiếng Anh của chúng ta để làm gì? Vậy chúng ta học giao tiếp tiếng Anh để làm gì? Để nở mày nở mặt với bạn bè hay để tự tin giao tiếp trong công việc, hay để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp ??? Bạn phải có cái đích thì bạn mới biết mình sẽ đi đâu. Thay vì cứ học tràn lan, học ngày học đêm nhưng lại chẳng có mục đích cụ thể nào cả thì trước sau gì cũng dẫn đến việc từ bỏ mà thôi.

 Không học cách phát âm chuẩn tiếng Anh. Có một đặc điểm mà rất nhiều người học tiếng Anh trong chúng ta gặp phải, đó là không chú trọng cách phát âm. Trên thực tế, học cách phát âm chuẩn tiếng Anh là một phần quan trọng khi học giao tiếp tiếng Anh. Người nghe sẽ chẳng thể hiểu gì nếu bạn phát âm không chuẩn. Hãy luyện âm chuẩn bằng cách học các giáo trình phát âm, nghe, xem các bộ phim… và lặp lại thật chuẩn xác những gì bạn đã nghe được. Trong quá trình đó, cần chú ý tới trọng âm, ngữ điệu lên xuống câu của người bản địa. Để học phát âm chuẩn, không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải luyện tập nói thật nhiều, cố gắng nói chuẩn ngay từ đầu và lặp lại nó. Khi bắt đầu, chúng ta nên nói chậm rãi nhưng phát âm thật chuẩn. Khi đã tạo thành thói quen, việc phát âm chuẩn sẽ không còn là trở ngại đối với bạn.

 Với 5 nguyên  nhân mình trình bày trên đây sẽ hi vọng giúp cho các bạn học tiếng Anh biết được mình vì sao mãi không thể nói tiếng Anh lưu loát và các bạn hãy khắc phục luôn đi nhé!




Học cách phân biệt if và whether

học toeic ở đâu tốtluyện thi toeic online miễn phí


1. Dẫn câu phụ chủ ngữ không dùng “if” .

Whether we go there is not decided.
Việc chúng tôi có đi đến đó hay không vẫn chưa được quyết định.
2. Dẫn câu phụ bổ ngữ (biểu ngữ) không dùng “if” .
The question is whether we can get there on time.
Câu hỏi được đặt ra là liệu chúng tôi có đến nơi kịp giờ không.
3. Dẫn câu phụ đồng vị không dùng “if” .
He asked me the question whether the work was worth doing.
Anh ấy hỏi tôi việc đó có đáng để làm không.
4. Dẫn câu phụ tân ngữ sau giới từ không dùng “if” .
I’m thinking about whether we’ll have a meeting.
Tôi đang nghĩ đến việc chúng ta có nên gặp gỡ không.
5. Trực tiếp dùng với “or not” không dùng “if” .
I don’t know whether or not you will go.
Tôi không biết liệu cậu có đi không.
6. Câu phụ tân ngữ đặt ở đầu câu không dùng “if” .
Whether you have met George before, I can’t remember.
Tôi không thể nhớ là cậu đã gặp George trước đây chưa nữa.
7. Sau “discuss” không dùng “if” .
We’re discussing whether we’ll go on a picnic.
Chúng tôi đang bàn coi có nên đi dã ngoại không.
8. Nếu dùng “if” dễ dẫn đến hiểu sai thành “nếu”thì không dùng “if”.
Please let me know whether you are busy.
Vui lòng báo với tôi nếu anh bận nhé.
9. Trước động từ nguyên dạng dùng “whether”không dùng “if”.
He doesn’t know whether to go or not.
Anh ấy không biết nên đi hay không.
10. Câu phụ tân ngữ ở dạng phủ định không dùng “whether” .
She asked me if Tom didn’t come.
Cô ấy hỏi tôi có phải là Tom đã không đến không.
Chú ý: Sau một số động từ như “wonder, not sure ….” vẫn có thể dùng ” whether”dẫn ra mệnh đề phụ ở dạng phủ định.
Ví dụ:
I wonder if [whether] he isn’t mistaken.
Tôi tự hỏi không biết anh ấy có mắc lỗi không nữa.

 Chúc các bạn on thi TOEIC tốt 

Từ vựng về các môn thể thao

tự học toeic đòi hỏi chúng ta nỗ lực rất nhiều. Cùng bổ sung vốn từ vựng của bạn bằng một số từ vựng chủ đề THỂ THAO  dưới đây nhé!

1- aerobics: thể dục thẩm mỹ/thể dục nhịp điệu
2- archery: bắn cung
3- athletics: điền kinh
4- badminton: cầu lông
5- baseball: bóng chày
6- basketball: bóng rổ
7- beach volleyball: bóng chuyền bãi biển
8- boxing: đấm bốc
9- billiards: bi-a
10- climbing: leo núi
11- darts: trò ném phi tiêu
12- diving: lặn
13- fishing: câu cá
14- football: bóng đá
15- golf: đánh gôn
16- gymnastics (gym): tập thể hình
17- hiking: đi bộ đường dài
18- hockey: khúc côn cầu
19- horse racing: đua ngựa
20- horse riding: cưỡi ngựa
21- hunting: đi săn
22- ice hockey: khúc côn cầu trên sân băng
23- ice skating: trượt băng
24- rollerblading: trượt pa-tanh
25- jogging: chạy bộ
26- fencing: đấu kiếm
27- karate: võ karate
28- kick boxing: võ đối kháng
29- martial arts: võ thuật
30- motor racing: đua ô tô
31- rugby: bóng bầu dục
32- skateboarding: trượt ván
33- surfing: lướt sóng
34- swimming: bơi lội
35- ping-pong, table-tennis: bóng bàn
36- tennis : quần vợt
37- volleyball: bóng chuyền
38- water polo: bóng nước
39- wrestling: đấu vật
40- long jump: nhảy xa
ĐỊA ĐIỂM CHƠI THỂ THAO
41- football pitch: sân bóng đá
42- golf-course: sân gôn
43- gym: phòng tập
44- ice rink: sân trượt băng
45- racetrack: đường đua
46- running track: đường chạy đua
47- squash court: sân chơi bóng quần
48- swimming pool: hồ bơi
49- tennis court: sân tennis
50- boxing ring: võ đài quyền anh
Tham khảo: 

Để không bị nhầm lẫn 5 cấu trúc này

Cùng ad học cách phân biệt một số cấu trúc sau để không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng làm bài trong lúc on thi TOEIC các bạn nhé.

☀1. In case of và in case:
a, In case of + N = If there is/are (+ clause)
Eg: In case of a fire, you should use stair.(= If there is a fire, you should use stair)
** Trong trường hợp hỏa hoạn, bạn nên dùng thang bộ
b, In case + S + do/does/did + V= Because it may/might happen
Eg: He took an umbrella in case it rained. (= He took an unbrella because it might rain)
** Anh ấy cầm 1 chiếc ô phòng khi trời mưa
☀ 2. As a result và as a result of:
a, As a result (+ clause) = Therefore
Eg: Bill had not been working very hard during the course. As a result, he failed the exams.
( =Bill had not been working very hard during the course. Therefore, he failed the exams)
** Bill không chăm chỉ học suốt khóa học. Vì thế, anh ta thi trượt.
b, As a result of (+ noun phrase) = Because of
Eg: The accident happened as a result of the fog. ( = The accident happened because of the fog)
** Tai nạn xảy ra bởi màn sương mù.
☀ 3. Hardly/Scarcely và No sooner (với nghĩa ngay khi)
a, Hardly/Scarcely + clause 1 + when + clause 2
Eg: Hardly will he come when he wants to leave.
** Ngay khi đến anh ấy đã muốn rời khỏi.
b, No sooner + clause 1 + than + clause 2
Eg: No sooner does she earn some money than she spends it all. test toeic online free
** Cô ấy sẽ kiếm được tiền ngay khi cô ấy tiêu hết.
☀ 4. Like doing something và would like to do something
a, Like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một sở thích
Eg: I like playing guitar. = My hobby is playing guitar.
** Tôi thích chơi ghi-ta
b, Would like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về sở thích nhất thời
Eg: I’d like to drink some coffee. = I want to drink some coffee now.
** Tôi muốn uống 1 cốc cà phê
☀ 5. Not like to do something và not like doing something
a, Not like to do something: Ta dùng cấu trúc này để nói về một việc ta không thích và không làm
Eg: I don’t like to go out with you.
** Tôi không thích ra ngoài với cậu.
b, Not like doing something: Ta dùng cấu trúc này để nói đến một việc ta không thích nhưng vẫn phải làm
Eg: I don’t like doing my homework.
** Tôi không thích làm bài tập.
Chúc các bạn luyện thi toeic online miễn phí thật tốt nhé!

Kinh nghiệm luyện thi TOEIC bổ ích

1. Pictures:

Phần này có 10 hình ảnh được mô tả và bạn chọn mô tả giống với hình nhất. Nếu các bạn để ý khi luyen thi toeic, bạn sẽ thấy có một vài nhóm hình ảnh bạn gặp rất nhiều lần:
– nhóm về xe cộ (xe lưu thông trên đường, xe đậu 2 bên đường,…)
– người đi bộ (đang đừng chờ ở trạm xe bus, đang qua đường, đang đi bộ trên
đường, đang lên xe bus, đang xuống tàu điện…)
– tàu thuyền (đang đi trên sông, đang đi qua dưới cây cầu, đang neo đậu ở cảng…)
– công nhân (đang làm ở công trường, đang thi công trên đường, đang mang vác
dụng cụ…)
– công viên (mọi người đang ngồi, đang đạp xe đạp, đang picnic, ăn trưa…)
– nhà hàng (hoặc bàn ăn, đang được chuẩn bị bàn, đã ăn xong, đang dọn bàn..)
– cửa hàng (hàng hóa đang giảm giá, khách hàng đang lấy hàng, hàng đang được
giao cho khách, đang tính tiền..)
– văn phòng (đang photocopy, đang ở hội thảo, đang ngồi họp,…)
Chỉ có những nhóm cơ bản vậy, bạn hãy học theo từ vựng của từng nhóm, có quyển big step toeic 2 rất hay và đã chia sẵn hình ảnh cho các bạn theo nhóm chủ đề, có cả từ vựng đọc giọng Anh và giọng Mỹ.. Sau đó các bạn có thể làm thêm rainbow part 1 nữa. Các nhóm này khá dễ, các bạn có thể lấy 8/10 câu nhé. Ngoài ra nếu khi thi gặp hình ảnh lạ thì đừng sốc nhé. Cứ thoải mái nghe và nếu được hãy đánh, đừng dành thời gian suy nghĩ.
2. Questions:
Phần này có 3 điểm lưu ý:
Các bạn có câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi rõ ràng (hỏi what – trả lời cái gì, when – trả lời khi nào …)
Câu hỏi không có câu trả lời (I don’t know, let me see, why don’t we go and ask somebody …)
Câu hỏi tình huống (My bag is so heavy – let me help you, ..)
Tỷ lệ các câu hỏi sẽ thấp dần theo thứ tự ở trên, các câu hỏi có câu trả lời rõ ràng đừng bỏ lỡ, tránh nhầm lẫn where – when, who – whose – whom, how – how about – how long – how much – how far … Câu nói mà không phải câu hỏi, thường rơi vào th 3, bạn chọn câu nói không phải câu trả lời thì tốt hơn.
Cái này bạn phải luyện nghe từ khóa, nghe đúng từ khóa bạn sẽ chọn câu trả lời rất dễ. Bạn có thể luyện trong tài liệu TOEIC Big step 2, có một phần hướng dẫn các bạn nghe và nhận biết từ để hỏi, luyện thật nhiều và bạn sẽ nhận ra các th mà câu hỏi dễ đánh lừa các bạn. Sau đó là làm đề thi, có thể là quyển rainbow phần 2.
3. Conversations – Talks:
Bạn phải đọc xong câu hỏi trước khi bắt đầu đọc, khoanh tròn từ khóa và nghe. Thường bạn đọc xong câu hỏi là có thể đánh được ít nhất 1 câu. Bạn nghe được từ khóa rồi sẽ đánh câu trả lời, nhưng vẫn có trường hợp bị lừa nhé. Cái này chỉ có làm nhiều thôi, không thể khác hơn, đầu tiên hãy luyện từ rainbow nhé, sau đó làm đề.
4. Grammar – Fill in blank:
Ngữ pháp bạn chỉ cần chuẩn bị thật cơ bản thôi, quyển ngữ pháp của Mai Lan Hương là đủ rồi, hãy làm nhiều để không bị sốc bởi từ vựng nhé. Thường có câu hỏi về từ vựng và về ngữ pháp. Câu về ngữ pháp thì xoay quanh các vấn đề quen thuộc và lặp đi lặp lại ở các tai lieu toeic như: điền liên từ, giới từ, từ loại, đảo… khi ôn nên so sánh các đề thi bạn sẽ nắm được các câu đặc trưng. Đôi khi trong bài thi có từ mới nhưng nếu bạn để ý và có khả năng phân tích câu thì từ mới thường không gây khó khăn cho việc chọn đáp án đúng. Về câu từ vựng mà bạn không biết thì nên đoán nhanh, không nên phí thời gian.Thời gian cho phần này nên trong khoảng 15-20 thì mới đủ thời gian cho Part 7.
5. Reading:
Phần này bạn cần nhớ là mục tiêu của bài thi chỉ cần làm đúng chứ không phải cần hiểu cặn kẽ. Đa số câu hỏi của bài thi yêu cầu khả năng xác định và chọn thông tin cần thiết, khi đó bạn chỉ cần xác định cụ thể thông tin câu hỏi yêu cầu và lướt thật nhanh để chọn đáp án và chuyển sang câu khác. Đôi khi bài thi yêu cầu bạn cần tổng hợp thông tin và suy luận một chút để tìm ra đáp án. Do đó, khi học ở nhà cần luyện tập khả năng nắm bắt đầy đủ thông tin của bài đọc. Việc đọc cũng giống như ghép hình vậy, mỗi câu cho mình một thông tin như một miếng hình, ghép các hình nhỏ này lại ta được bức tranh tổng thể. Khi đọc hiểu cần tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu với nhau (đa phần là ý chính đi trước, ý phụ mô tả thêm đi sau) khi đó thì dần dần kỹ năng đọc sẽ được cải thiện và tốc độ sẽ nhanh hơn.Bạn nên tập tóm tắt hoặc gạch đầu dòng các thông tin của bài sau khi đọc xong.Ngoài ra, việc nắm chắc toàn bộ từ và cấu trúc trong bài đọc cũng là một điều cần thiết.Việc học từ trong một bài sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn.
Về đọc hiều thì mình thấy có cuốn TOMATO Intensive TOEIC Reading là khá kỹ và có rất nhiều kỹ năng đọc bổ ích. Việc nâng cao tốc độ đọc và chất lượng đọc (khả năng nắm bắt thông tin) sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc (cả tiếng Việt và tiếng Anh). ”

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Khác biệt giữa "awhile" và "a while" bạn nên biết

Bạn có thể đọc to awhile và a while mà không nhận ra sự khác biệt bởi cả hai đều phát âm là /uh-wahyl/. Nếu nhìn vào cách viết, chúng chỉ khác nhau mỗi một dấu cách. Cả hai từ đều chỉ thời gian, vậy làm thế nào để phân biệt được ý nghĩa của dấu cách? 

Xem thêm bài viết: 

Bạn có thể đọc to awhile và a while mà không nhận ra sự khác biệt bởi cả hai đều phát âm là /uh-wahyl/. Nếu nhìn vào cách viết, chúng chỉ khác nhau mỗi một dấu cách. Cả hai từ đều chỉ thời gian, vậy làm thế nào để phân biệt được ý nghĩa của dấu cách? 
A while là cụm danh từ được tạo nên từ mạo từ "a" và danh từ "while". Giả sử không cần thiết phải phân tích ý nghĩa của mạo từ ở đây, ta chỉ cần tập trung vào danh từ. "While" có nghĩa là khoảng thời gian không xác định. Do đó, cụm danh từ a while được hiểu là "một khoảng thời gian". Ví dụ: It's been a while.
Awhile là trạng từ có nghĩa "trong một khoảng thời gian", sử dụng như bất kỳ trạng từ nào khác.
Ví dụ: Garfield waited patiently for the bus. 
Trong câu trên, trạng từ "patiently" mô tả cách Garfield chờ đợi. Trạng từ awhile cũng được dùng tương tự: Garfield waited awhile for the bus.
Khác biệt giữa "awhile" và "a while" bạn nên biết
Khi nào nên dùng 'awhile' và 'a while'
A while là một trong nhiều cụm từ phổ biến. Khi một việc gì đó đã không xảy ra trong thời gian dài, ta nói "It’s been a while". Nếu việc gì đó mất rất nhiều thời gian để xảy ra, ta nói "It takes quite a while". Việc gì đó đã xảy ra cách đây một thời gian dài, ta dùng "a while ago". Việc gì đó xảy ra sau một khoảng thời gian, ta có thể diễn đạt "after a while".
Như vậy, bạn có thể nhận thấy không có cụm từ nào trên đây dùng awhile. Thực chất, awhile có thể dùng thay thế cho "for a while". Cần lưu ý, awhile không được đi cùng giới từ, bởi bạn không thể nói “come here in for a while”. A while được sử dụng linh hoạt hơn nên bạn có thể thấy cụm danh từ này xuất hiện thường xuyên hơn.
'Awhile' và 'a while' trong văn cảnh
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách sử dụng hai từ dễ nhầm lẫn này. 
Cash bars allow the adventurous and the wealthy to continue abusing themselves awhile longer, sending the fist-pumping bros in search of another heavy teat to milk for free. (The Guardian)
There are two chairs on the pavement outside the front of the shop for customers to rest awhile, which works because the ready-to-eat goods at Becca’s can all be eaten with one hand. (The Irish Times)
For example, you might have kissed good-bye to the tortured artiste types of your youth in favour of someone who cracks a smile once in a while. (The Daily Mirror)
After a while, I started to feel a bit more relaxed and calm, yet I still couldn’t force myself to do it on a regular basis. (Time)

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Nên tránh điều gì khi giao tiếp với người nước ngoài?

Mỗi một quốc gia trên thế giới sẽ có những phong tục, tập quán cũng như văn hóa khác nhau. Một trong những yếu tố tạo nên mối quan hệ một cách trực tiếp giữa con người với con người đó là văn hóa giao tiếp. Văn hóa Việt Nam và nước ngoài cũng khác nhau nên nếu các bạn không tìm hiểu văn hóa trước thì chắc chắn sẽ có những tình huống không hay xảy ra.
Khi chúng ta nói chuyện với người bản ngữ, đặc biệt là những người ở nước phương Tây thì các bạn nên tránh nói gì khi giao tiếp thì hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1.Age (tuổi)
Khi nói chuyện với người nước ngoài các bạn không nên hỏi tuổi vì nó sẽ động chạm đến lòng tự ti của họ nếu học trông già trước tuổi
Thế nên bạn cần tránh hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi trong lần gặp và nói chuyện đầu tiên mà thay vào đó hãy hỏi những câu liên quan đến những chủ để chung chung như: món ăn, âm nhạc, sở thích,… Những câu hỏi như thế sẽ khiến họ cảm thấy dễ dàng trả lời hơn. Ví dụ như những câu hỏi mà chúng ta nên tránh đó là:
How old are you? (Bạn bao nhiêu tuồi)
You look like older than before (Trông bạn già hơn trước đó)
Tuổi tác là một vấn đề khá nhạy cảm đối với nhiều người và họ không thực sự thoải mái khi trả lời.


2.Weight (cân nặng)
Ở Việt nam nói đến vấn đề cân nặng đặc biệt là các bạn gái mà có thân hình gầy quá hay mũm mĩm quá thì họ sẽ cảm thấy mất tự tin và e ngại. Đối với người phương Tây thì vấn đề này lại càng tế nhị hơn. Chính vì thế các bạn cần tránh hỏi những câu sau liên quan đến cân nặng:
How many pounds do you have? (Bạn nặng bao nhiêu?)
You are put on weight (Bạn tăng cân lên rồi)
Have you put on some pounds recently? (Dạo này bạn tăng cân đúng không)
Did you gain some weight since we met last month? (Chị lại tăng cân kể từ lúc tháng trước chúng ta gặp nhau đúng không?)
Đối với nhiều bạn tăng cân là một niềm vui nhưng đa số các bạn nữ đều không thích tăng cân vì muốn mình có một thân hình đẹp. Nhìn bên ngoài thì ai cũng có thể đánh giá được béo hay gầy nhưng tuyệt đối các bạn không nên đề cập đến vấn đề cân nặng nhé để tránh những tình huống bạn không để lại ấn tượng tốt trong mắt người bản ngữ.
3.Appearance: diện mạo, ngoại hình
Đặc biệt là đối với phụ nữ, khi họ béo bụng sẽ rất lộ nếu không biết chắc chắn thì chúng ta không nên hỏi những câu tối kỵ “Are you pregnant”? đối với phụ nữ nhé. Như thế cả hai sẽ không thoải mái khi nói chuyện.
Nếu gặp lại người bạn nào đó, và thấy họ có vẻ không ổn, ngoại hình không được đẹp, được chỉnh chu như trước đó thì các bạn không nên vội đưa ra những phán xét tiêu cực hay dò hỏi họ. Ví dụ những câu hỏi nên tránh trong tình huống này đó là:
It seems that you are older than before (Hình như dạo này bạn già đi thì phải)
Today do you make – up? (Hôm nay bạn có trang điểm không đấy?)
You look sick (Bạn trông có vẻ ốm nhỉ)
Oh my God, are you OK? (Chúa ơi, bạn ổn chứ?)
Why do you look so tired / ugly? (Tại sao trông em mệt mỏi/xấu thế?)
Không ai muốn đem mình ra so sánh với diện mạo của người khác ví dụ như:
Your sister is so much more beautiful than you. (Em gái bạn xinh đẹp hơn bạn đấy) 
This skirt is not suitable for you (Chiếc váy nàu không hợp với bạn)
4.Salary (Lương)
Không chỉ người Việt nam cảm thấy khó chịu khi người khác hỏi lương mình mà đối với người phương Tây họ còn xem đây là một điều tối kỵ, là câu hỏi bất lịch mà bạn nên tránh khi giao tiếp Tiếng Anh.
How much money do you make? (Lương của bạn bao nhiêu?)
What is your salary? (Lương của bạn được bao nhiêu?)
5.Flaws (những khiếm khuyết)
Chúng ta sẽ cảm thấy mất tự tin khi trên mặt hay trên người có một khuyết điểm nào đó. Và khi được người khác hỏi đến sẽ cảm thấy ngại, cảm thấy tự ti về điều đó. Nhiều người vì không nhận ra được nên hỏi những câu như sau và được coi là bất lịch sự:
What’s wong with your (nose/eye/skin) (Có chuyện gì với da/mắt/mũi… của bạn vậy?)
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn suy nghĩ kỹ trước khi giao tiếp với người bản ngữ, nên hỏi gì và cần nói gì khi gặp họ để cuộc nói chuyện của chúng ta diễn ra suôn sẻ.
Chúc các bạn học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả!