Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Từ vựng tiếng anh chủ đề màu sắc

Học từ vựng tiếng anh chỉ màu sắc, sắc thái của màu sắc như màu xanh đậm, màu nâu nhạt, màu đỏ tươi, màu xanh da trời nhạt… cùng một số thành ngữ về màu sắc thường sử dụng trong tiếng anh giao tiếp.

Danh sách từ vựng tiếng anh theo chủ đề màu sắc, ngữ pháp tiếng Anh

  • What colour is it?             đây là màu gì?
  • white    màu trắng
  • yellow   màu vàng
  • orange  màu da cam
  • pink       màu hồng
  • red         màu đỏ
  • brown   màu nâu
  • green    màu xanh lá cây
  • blue       màu xanh da trời
  • purple   màu tím
  • grey hoặc gray   màu xám
  • black      màu đen
  • silver hoặc silver-coloured           màu bạc
  • gold hoặc gold-coloured               màu vàng óng
  • multicoloured    đa màu sắc

Từ vựng tiếng anh chỉ sắc thái của màu sắc, luyện nói tiếng Anh

  • light brown         màu nâu nhạt
  • light green          màu xanh lá cây nhạt
  • light blue             màu xanh da trời nhạt
  • dark brown         màu nâu đậm
  • dark green          màu xanh lá cây đậm
  • dark blue             màu xanh da trời đậm
  • bright red            màu đỏ tươi
  • bright green       màu xanh lá cây tươi
  • bright blue          màu xanh da trời tươi

Một số thành ngữ tiếng anh về màu sắc, nghe tiếng Anh

BLACK
  • - be in the black: có tài khoản
  • - black anh blue: bị bầm tím
  • - a black day (for someone/sth): ngày đen tối
  • - black ice: băng đen
  • - a black list: sổ đen
  • - a black look: cái nhìn giận dữ
  • - till one is blue in the face: nói hết lời
BLUE
  • - blue blood: dòng giống hoàng tộc
  • - a blue-collar worker/job: lao động chân tay
  • - a/the blue-eyed boy: đứa con cưng
  • - a boil from the blue: tin sét đánh
  • - disapear/vanish/go off into the blue: biến mất tiêu
  • - once in a blue moon: rất hiếm. hiếm hoi
  • - out of the blue: bất ngờ
  • - scream/cry blue muder: cực lực phản đối
  • - till one is blue in the face: nói hết lời
GREEN
  • - be green: còn non nớt
  • - a green belt: vòng đai xanh
  • - give someone get the green light: bật đèn xanh
  • - green with envy: tái đi vì ghen
  • - have (got) green fingers: có tay làm vườn
GREY
  • - go/turn grey: bạc đầu
  • - grey matter: chất xám
RED
  • - be/go/turn as red as a beetroot: đỏ như gấc vì ngượng
  • - be in the red: nợ ngân hàng
  • - (catch soomeone/be caught) red-handed: bắt quả tang
  • - the red carpet: đón chào nồng hậu
  • - a red herring: đánh trống lãng
  • - a red letter day: ngày đáng nhớ
  • - see red: nổi giận bừng bừng
WHITE
  • - as white as a street/ghost: trắng bệch
  • - a white-collar worker/job: nhận viên văn phòng
  • - a white lie: lời nói dối vô hại

Một số phrasal verb thông dụng trong tiếng anh

Phrasal verb là gì?
Cụm động từ (Phrasal Verb) là kết hợp của một động từ cơ bản đi kèm với một hoặc hai giới từ. Nghĩa của Phrasal Verb rất khó đoán dựa vào nghĩa của động từ và giới từ tạo thành nó.  (Ví dụ: LOOK là NHÌN, AFTER là SAU nhưng LOOK AFTER kết hợp lại phải hiểu với nghĩa là CHĂM SÓC). 

Một số từ viết tắt:
  • sb viết tắt cho somebody (người nào đó)
  • sth: viết tắt cho something (cái gì đó)
Beat one’s self up: tự trách mình (khi dùng, thay one's self bằng mysel, yourself, himself, herself...)
Break down: bị hỏng
Break in: đột nhập vào
Break up with sb: chia tay, cắt đứt quan hệ tình cảm với ai đó
Bring sth up: đề cập chuyện gì đó
Bring sb up: nuôi nấng (con cái)
Brush up on sth: ôn lại
Call for sth: cần cái gì đó; Call for s.o : kêu người nào đó, cho gọi ai đó, yêu cầu gặp ai đó
Carry out: thực hiện (kế hoạch)
Catch up with sb: theo kịp ai đó
Check in: làm thủ tục vào khách sạn
Check out: làm thủ tục ra khách sạn
Check sth out: tìm hiểu, khám phá cái gì đó
Clean sth up: lau chùi
Come across as: có vẻ (chủ ngữ là người)
Come off: tróc ra, sút ra
Come up against s.th: đối mặt với cái gì đó
Come up with: nghĩ ra Cook up a story: bịa đặt ra 1 câu chuyện
Cool down: làm mát đi, bớt nóng, bình tĩnh lại (chủ ngữ có thể là người hoặc vật)
Count on sb: tin cậy vào người nào đó
Cut down on sth: cắt giảm cái gì đó
Cut off: cắt lìa, cắt trợ giúp tài chính
Do away with sth: bỏ cái gì đó đi không sử dụng cái gì đó
Do without sth: chấp nhận không có cái gì đó
Dress up: ăn mặc đẹp
Drop by: ghé qua
Drop sb off: thả ai xuống xe
End up: có kết cục = wind up
Figure out: suy ra
Find out: tìm ra
Get along/get along with sb: hợp nhau/hợp với ai
Get in: đi vào (đối với các loại xe)
Get off: xuống xe (đối với các loại phương tiện như xe bus, taxi...)
Get on with s.o: hòa hợp, thuận với ai đó
Get out: cút ra ngoài
Get rid of sth: bỏ cái gì đó, ngữ pháp tiếng Anh
Get up: thức dậy
Give up sth: từ bỏ cái gì đó
Go around: đi vòng vòng
Go down: giảm, đi xuống
Go off: reo, nổ (chủ ngữ thường là chuông, bom)
Go on: tiếp tục
Go out: đi ra ngoài, đi chơi
Go up: tăng, đi lên
Grow up: lớn lên
Help s.o out: giúp đỡ ai đó
Hold on: đợi tí
Keep on doing s.th: tiếp tục làm gì đó
Keep up sth: hãy tiếp tục phát huy
Let sb down: làm ai đó thất vọng
Look after sb: chăm sóc ai đó
Look around: nhìn xung quanh
Look at sth: nhìn cái gì đó
Look down on sb: khinh thường ai đó
Look for sb/sth: tìm kiếm ai đó/ cái gì đó
Look forward to something/Look forward to doing something: mong mỏi tới sự kiện nào đó
Look into sth: nghiên cứu cái gì đó, xem xét cái gì đó
Look sth up: tra nghĩa của cái từ gì đó
Look up to s.o: kính trọng, ngưỡng mộ ai đó
Make sth up: chế ra, bịa đặt ra cái gì đó, luyện nghe tiếng Anh online
Make up one’s mind: quyết định
Move on to sth: chuyển tiếp sang cái gì đó
Pick sb up: đón ai đó
Pick sth up: lượm cái gì đó lên
Put sb down: hạ thấp ai đó
Put sb off: làm ai đó mất hứng, không vui
Put sth off: trì hoãn việc gì đó
Put sth on: mặc cái gì đó vào
Put sth away: cất cái gì đó đi
Put up with sb/ sth: chịu đựng ai đó/ cái gì đó, tiếng Anh giao tiếp hàng ngày 
Run into sth/ sb: vô tình gặp được cái gì / ai đó
Run out of sth: hết cái gì đó
Set b up: gài tội ai đó
Set up sth: thiết lập, thành lập cái gì đó
Settle down: ổn định cuộc sống tại một chỗ nào đó
Show off: khoe khoang
Show up: xuất hiện
Slow down: chậm lại
Speed up: tăng tốc
Stand for: viết tắt cho chữ gì đó
Take away (take sth away from sb): lấy đi cái gì đó của ai đó
Take off: cất cánh (chủ ngữ là máy bay), trở nên thịnh hành, được ưa chuộng (chủ ngữ là ý tưởng, sản phẩm..)
Take sth off: cởi cái gì đó
Take up: bắt đầu làm một họat động mới (thể thao, sở thích,môn học)
Talk sb in to s.th: dụ ai làm cái gì đó
Tell sb off: la rầy ai đó
Turn around: quay đầu lại
Turn down: vặn nhỏ lại
Turn off: tắt
Turn on: mở
Turn sth/sb down: từ chối cái gì/ai đó
Turn up: vặn lớn lên
Wake up: (tự) thức dậy Wake s.o up: đánh thức ai dậy
Warm up: khởi động
Wear out: mòn, làm mòn (chủ ngữ là người thì có nghĩa là làm mòn, chủ ngữ là đồ vật thì  có nghĩa là bị mòn)
Work out: tập thể dục, có kết quả tốt đẹp
Work sth out: suy ra được cái gì đó

Từ vựng tiếng anh chủ đề gia đình

Từ vựng tiếng anh thông dụng về chủ đề gia đình ở các cấp bậc như: ông bà, cha mẹ, anh chị và tình trạng hôn nhân trong gia đình, cách sử dụng từ vựng chủ đề gia đình trong câu tiếng anh chuẩn nhất.

Từ vựng tiếng anh chủ đề gia đình dùng để làm gì?

Từ vựng tiếng anh về chủ đề gia đình là dùng để chỉ các mối quan hệ như: ông bà, cha mẹ, anh chị cũng như để chỉ tình trạng hôn nhân gia đình. Sau đây là một số từ vựng tiếng anh cần thiết theo chủ đề gia đình và các câu nói dùng để chỉ mối quan hệ.
Từ vựng tiếng anh chủ đề gia đình 

Từ vựng tiếng anh thành viên trong gia đình

  • Father (familiarly called dad): bố
  • Mother (familiarly called mum): mẹ
  • Son: con trai
  • Daughter: con gái
  • Parent: bố mẹ
  • Child (plural: children): con
  • Husband: chồng
  • Wife: vợ
  • Brother: anh trai/em trai
  • Sister: chị gái/em gái
  • Uncle: chú/cậu/bác trai
  • Aunt: cô/dì/bác gái
  • Nephew: cháu trai
  • Niece: cháu gái
  • Grandmother (granny,grandma): bà
  • Grandfather (granddad,grandpa): ông
  • Grandparents: ông bà
  • Grandson: cháu trai
  • Granddaughter: cháu gái
  • Grandchild (plural:grandchildren): cháu
  • Cousin: anh chị em họ

Từ vựng tiếng anh chủ đề gia đình liên quan đến bố – mẹ đỡ đầu

  • Godfather: bố đỡ đầu
  • Godmother: mẹ đỡ đầu
  • Godson: con trai đỡ đầu
  • Goddaughter: con gái đỡ đầu

Từ vựng tiếng anh gia đình liên quan đến con riêng

  • Stepfather: bố dượng
  • Stepmother         : mẹ kế
  • Stepson: con trai riêng của chồng/vợ
  • Stepdaughter: con gái riêng của chồng/vợ
  • Stepbrother        : con trai của bố dượng/mẹ kế
  • Stepsister: con gái của bố dượng/mẹ kế
  • Half-sister: chị em cùng cha khác mẹ/cùng mẹ khác cha
  • Half-brother: anh em cùng cha khác mẹ/cùng mẹ khác cha

Từ vựng tiếng anh thông dụng về gia đình liên quan đến nhà vợ nhà chồng

  • Mother-in-law: mẹ chồng/mẹ vợ
  • Father-in-law: bố chồng/bố vợ
  • Son-in-law: con rể
  • Daughter-in-law: con dâu
  • Sister-in-law: chị/em dâu
  • Brother-in-law: anh/em rể

Một số từ vựng về gia đình khác:

  • Immediate family: gia đình ruột thịt (bao gồm ba, mẹ & anh chị em ruột)
  • Nuclear family: gia đình hạt nhân (gồm có bố mẹ và con cái)
  • Extended family: gia đình mở rộng (bao gồm ông bà, cô chú bác, cậu, mợ…)
  • Family tree: sơ đồ gia đình, để chỉ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
  • Distant relative : họ hàng xa (cũng thuộc trong họ hàng nhưng ko gần gũi)
  • Loving family: close-knit family : gia đình êm ấm (mọi thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, có quan hệ tốt)
  • Dysfunctional family: gia đình không êm ấm (các thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, hay tranh chấp, cãi vã…)
  • Carefree childhood: tuổi thơ êm đềm (không phải lo lắng gì cả)
  • Troubled childhood: tuổi thơ khó khăn (nghèo khó, bị lạm dụng…)
  • Divorce (v) (n): li dị, sự li dị
  • Bitter divorce: li thân (do có xích mích tình cảm)
  • Messy divorce: li thân và có tranh chấp tài sản
  • Broken home: gia đình tan vỡ
  • Custody of the children: quyền nuôi con (sau khi li dị ba mẹ sẽ tranh chấp quyền nuôi con)
  • Grant joint custody: vợ chồng sẽ chia sẻ quyền nuôi con
  • Sole custody: chỉ vợ hoặc chồng có quyền nuôi con
  • Pay child support: chi trả tiền giúp nuôi con.
  • Single mother: mẹ đơn thân
  • Give the baby up for adoption: đem con cho người ta nhận nuôi
  • Adoptive parents: gia đình nhận nuôi đứa bé (bố mẹ nuôi)
  • Blue blood: dòng giống hoàng tộc
  • A/the blue-eyed boy: đứa con cưng

Một số ví dụ về cách sử dụng từ vựng tiếng anh chủ đề gia đình

- Family means no one gets left behind or forgotten.
Gia đình nghĩa là không ai bị bỏ rơi hoặc bị lãng quên.
- A mother’s love for her child is one of the most wonderful and beautiful things that I’ve ever known.
Tình yêu của người mẹ dành cho con mình là một trong những điều tuyệt vời và đẹp nhất mà tôi từng biết.
- I live in a big family, the so-called extended family, with my grandparents, my uncle and aunt living together. We are very close-knit and quite happy.
Tôi sống trong một gia đình lớn, một gia đình gồm có nhiều thế hệ, với ông bà, chú và dì của tôi cùng sống chung với nhau. Chúng tôi rất gắn bó và khá hạnh phúc.
- My parent devoted all their time to raise me up.
Bố mẹ tôi đã dành hết thời gian của họ để nuôi dạy tôi.
- Lately, more fathers stay at home and take care of their children while mothers go out to work and become the breadwinners in their families.
Gần đây, ngày càng nhiều ông bố ở nhà và chăm sóc con cái của họ trong khi những bà mẹ đi làm và trở thành những những người có thu nhập chính của gia đình.
Thật không dễ dàng gì để giao tiếp tiếng Anh thành thạo,  học tiếng Anh từ đầu đến lúc đạt mục tiêu là một quá trình rất dài và đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực không ngừng nghỉ; bạn có thể tham khảo thêm các kênh học tiếng anh miễn phí

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Để học tiếng Anh giao tiếp

Kỹ năng nghe tiếng anh có thể nói là đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các kỹ năng tiếng anh.

Vì sao kỹ năng nghe được cho là quan trọng nhất? Hãy tưởng tượng rằng khi giao tiếp với người nước ngoài, ta có thể không nói được hoàn chỉnh, nhưng chỉ cần nghe hiểu đối phương nói gì, ta vẫn có thể dùng những cử chỉ hành động để diễn tả . Việc này giống như một người bị “câm“ giao tiếp vậy.

Bạn có biết vì sao khi bị “Điếc“ thường dẫn đến tình trạng “Câm“ không. Vì ta không thể nghe được âm thanh giao tiếp , lâu dần ta sẽ mất luôn khả năng nói một ngôn ngữ. 

Hơn nữa , ở các kỳ thi toeic , (là kỳ thi test khả năng giao tiếp của người học tiếng anh ) , người thi chỉ cần làm bài test liên quan đến khả năng nghe tiếng anh hiệu quả nhất cùng với đọc hiểu và đạt một mức điểm nhất định là có thể đánh giá được khả năng giao tiếp tiếng anh của người đó rồi nhé. 
Thế nên Bạn đã hiểu kỹ năng nghe tiếng anh và phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả quan trọng như thế nào đối với người học tiếng anh từ đầu rồi chứ ?

Mặc dù kỹ năng nghe là quan trọng nhất , và để nghe tiếng anh hiệu quả thì không khó nhưng những người luyện nghe tiếng anh thường cảm thấy nản vì không thể nghe kịp và đo lường được khả năng tiến bộ của mình . Nguyên nhân vì sao nào ? Đó là vì người luyện nghe tiếng anh chỉ mãi mê làm theo một số hướng dẫn nghe và nghe , và nghe tiếng anh.. Những cách nghe tiếng anh này hoàn toàn sai lầm . Thậm chí có những cách nghe tiếng anh còn đề cao cả việc người dùng nên nghe tiếng anh liên tục mặc dù không nghe hiểu gì . Đây là một cách nghe tiếng anh hoàn toàn sai lầm trong việc phát triển cách luyện nghe hiệu quả . Việc nghe tiếng anh liên tục , không có nghĩa sẽ tăng kỹ năng luyện nghe !!!! 

Vì sao chúng tôi lại có thể khẳng định với bạn như vậy ???? 

Hãy hình dung khi chúng ta nghe một từ tương đối khó như “Frequency” . Ta chỉ có thể nghe được từ này khi tâm thức của ta, đã nhìn và luyện tập qua âm thanh tiếng anh của từ “Frequency”, nhưng nếu ta chưa gặp và tiếp xúc với nó lần nào thì cho dù có nghe cả ngàn lần thì chúng ta cũng không thể nhớ và biết từ đó là gì? Chúng ta chỉ như nghe một âm thanh tiếng anh lạ, một âm thanh lạ sẽ dần bị lãng quên vì nó không in sâu vào tiềm thức con người . 

Thêm một câu chuyện về cách nghe tiếng anh, nhiều người học lại đặt ra, tại sao trẻ em ở nước ngoài khi còn nhỏ chưa tiếp xúc với tiếng anh, chưa biết từ vựng thì lại có thể nghe tiếng anh hiệu quả như vậy. Thực tế chính xác là trẻ em từ khi mới sinh ra sẽ không biết được âm thanh đó liên quan đến chữ gì, nhưng sự lặp đi lặp lại của cha mẹ bằng cách sinh hoạt với trẻ, cùng một số cử chỉ hành động khi phát ra âm thanh đó , vô tình làm cho trí não của trẻ định hình và tạo được phản xạ mỗi khi âm thanh đó phát lên là tương ứng với hành động gì. Đó là cách học vô thức. Hãy hình dung nhé , nếu trẻ em từ khi mới sinh ra , không được tiếp xúc với người nào, chỉ có radio, hay chương trình nghe phát ra mỗi ngày cho đến lúc lớn lên, và khi giao tiếp tiếng anh với người lạ chắc chắn sẽ không nghe hiểu người khác nói gì, mặc dù nghe âm thanh đó từ nhỏ đến lớn. 

Vậy nên, để học tiếng Anh giao tiếp tốt, nhất thiết cần luyện nghe thật tốt, nắm một số ngữ pháp tiếng Anh cần thiết và trau dồi từ vựng mỗi ngày!