Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Học tiếng Anh - Học ngữ pháp trước hay học nói trước?

Khá nhiều bạn chia sẻ rằng, khi Bat dau hoc tieng Anh họ không biết nên học nói trước hay học ngữ pháp tiếng anh trước vì có nhiều rào cản như là học nói trước sợ sẽ sai ngữ pháp còn học ngữ pháp xong rồi thì ngại nói tiếng anh.



Chúng ta nên học nói và ngữ pháp đồng thời khi học tiếng Anh. Tại sao ư?

Câu trả lời rất đơn giản: vì ngữ pháp tồn tại trong chuỗi lời nói, nói tức là vận dụng ngữ pháp, và ngữ pháp nếu không có hoạt động giao tiếp thì cũng không tồn tại. Chính vì thế, người Học Anh văn giao tiếp hiệu quả cần phải học song song cả ngữ pháp và nói tiếng Anh, trong đó học nói là tiền đề để ngữ pháp có môi trường để sống và hoàn thiện. Để hiểu sâu hơn lý do tại sao nên học ngữ pháp kèm trong việc học nói tiếng Anh, chúng ta cùng xem các phân tích nhỏ dưới đây:

  • Lý do thứ nhất:

Trẻ con thành thạo ngôn ngữ không nhờ việc học ngữ pháp, mà do học nói, và kết quả là khi nói được, chúng nói không sai ngữ pháp, hoặc sai không đáng kể. Khi cùng suy ngẫm về việc trẻ con học nói tiếng mẹ đẻ ta nhận thấy một sự thật rất thú vị đó là đứa trẻ không nói sai ngữ pháp dù nó không được học bất cứ dòng ngữ pháp nào cả, thậm chí chúng chẳng cần biết chữ. Những đứa trẻ bình thường đều nói được tiếng mẹ đẻ từ năm 3 tuổi, và tới 5 tuổi thì chúng hiểu hầu hết những gì người lớn nói và nói lại được hầu hết những gì mà chúng cần diễn đạt một cách rất chính xác. Dĩ nhiên cho tới khi chúng nói thành thạo tiếng mẹ đẻ, tức là 5 tuổi, không đứa trẻ nào phải học một dòng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ của chúng, thậm chí là nhiều đứa trẻ còn chưa đọc được chữ viết.
Nhìn dưới góc độ một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ (trẻ con ở Anh thì học tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của chúng) chúng ta thấy rõ ràng là việc học nói đi trước, và ngữ pháp đã tồn tại sẵn trong những câu nói mà chúng đã học được và giao tiếp với người khác.

  • Lý do thứ hai là

Ngôn ngữ nói ra đời trước ngôn ngữ viết. Từ xa xưa con người chưa có chữ viết, và thế hệ này truyền ngôn ngữ cho thế hệ khác bằng nghe và nói. Tiếng Anh cũng vậy: ông bà dạy cho cha mẹ, cha mẹ dạy cho con cái, con cái dạy cho cháu... tất cả đều bằng nghe và nói. Sau đó mới có chữ viết ra đời, và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ một thời gian dài sau đó nữa cũng ra đời.

Các nhà ngôn ngữ đó nghiên cứu các quy luật của các câu trong ngôn ngữ, và với tiếng Anh thì là quy luật hình thành câu trong tiếng Anh. Rồi từ đó, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tổng hợp thành các quy tắc hình thành câu đã có trong ngôn ngữ nói, và trình bày lại trong các tài liệu, sách vở của mình, hình thành nên các vấn đề lý thuyết về ngữ pháp của một ngôn ngữ. Khi nhìn nhận dưới góc độ ngữ pháp ra đời sau và luôn tồn tại trong chuỗi lời nói, thì rõ ràng việc học ngữ pháp bằng cách đọc sách và làm các bài tập ngữ pháp là một sai lầm lớn, vì nó đi ngược lại quy luật học tập và truyền dạy ngôn ngữ khi bản chất của nó luôn là từ nghe và nói trước. 

Người học tiếng Anh bằng việc học ngữ pháp nhiều không giao tiếp được là hiện tượng phổ biến. Mà đây chính là nguyên nhân của nó.



Rõ ràng việc học ngược này gây ra một kết quả tiêu cực đối với người học khi họ không thể nào nhớ nổi các động từ hoặc danh từ kết thúc bằng các chữ CH, SH, X, S... thì phải thêm đuôi ES khi chia cho ngôi thứ 3 số ít (với động từ) hoặc thêm số nhiều (với danh từ đếm được). Việc nhớ mặt chữ để điền thêm đuôi này quả là không tưởng trong giao tiếp, vì chẳng ai thực sự nhớ được, và cũng chẳng có ai đang nói mà kịp "phanh" mồm mình lại để xem phải thêm chữ S hay ES vào sau các từ đó. Nhưng sự thật thú vị đó là tất cả các chữ CH, SH, X, S... vừa nêu đều có phát âm là âm gió, và chữ S thêm vào sau các từ đó cũng là một âm gió, và chúng ta không thể nào phát âm 2 âm gió liền cạnh nhau được. Chính vì thế mà chữ E được đệm vào giữa để tách 2 âm gió ra, và phát âm thành /IZ/. Ví dụ: Glasses, watches, washes, boxes, relaxes... Xem thêm: Học Anh văn giao tiếp ở đâu Hồ Chí Minh

  • Lý do thứ ba là

Suy cho cùng mọi vấn đề ngữ pháp chỉ là thói quen của âm thanh. Ta nghe thế nào thì sẽ nói lại thế ấy. Đứa trẻ sinh ra và học ngôn ngữ cũng chỉ là việc nghe nhiều thành quen, rồi nhắc lại những gì nó nghe đã quá lâu và thấm vào tiềm thức của nó. Khi nói, nó chỉ đơn giản diễn đạt lại chuỗi âm thanh đã thấm vào nó từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác mà thôi.

Vậy Hoc giao tiep tieng Anh  thế nào cho hiệu quả? Với nhiều năm kinh nghiệm dạy tiếng Anh của mình, tôi nhận thấy người học chỉ cần nắm vững 5 cụm từ tiếng Anh gồm cụm danh từ (tạo dựng chủ ngữ và tân ngữ), cụm động từ (tạo dựng động từ), cụm tính từ (tạo ra bổ ngữ), cụm trạng từ (tạo ra trạng ngữ), cụm giới từ (tạo ra trạng ngữ) là đủ để tư duy diễn đạt các ý rời rạc gồm: ai, cái gì, ở đâu, làm gì, vào lúc nào, vì sao, bằng cách nào... và từ đó người ta có đủ nền tảng tối thiểu để xây dựng được các câu đơn với mô hình câu: S-V-O-C-Adverbials.


Còn để diễn đạt các ý tưởng phong phú hơn bằng các câu phức tạp hơn thì người học cần học khoảng 80 mẫu câu điển hình của tiếng Anh. Như vậy là hoàn toàn đủ vốn ngữ pháp để diễn đạt bất cứ ý tưởng nào người nói muốn nói sang tiếng Anh rồi. Và dĩ nhiên các mẫu câu điển hình cũng cần được dạy và học theo cách nghe thật thấm âm thanh rồi nói lại, sau đó mới là đọc và viết mẫu câu đó. Để thực hiện được quy trình: nghe thấm âm thanh - nói - đọc - viết thì các cách dạy truyền thống tỏ ra khó thực hiện, nhưng e-learning thì dễ dàng làm việc này với việc số hóa các mẫu câu kèm theo âm thanh và việc ghi âm người học, rồi sau đó là các bài tập để đọc và viết chúng.


Tham khảo:

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

VIDEO tiếng anh giao tiếp


TOEIC Speaking Part 4: Respond to question based on provided info - Sample test (part 3)

Hôm nay chúng ta cùng với cô Trang Vân tìm hiểu phần speaking PART 4 nhé

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Các Phrase VERB với "T" - TOEIC READING

Chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập một câu " không đơn giản" bởi khả năng thành lập câu của người Việt chúng ta còn hơi yếu. Vậy thì các em có thể xem những cụm từ dưới đây để áp dụng trong việc mình thành lập câu nhé.

- Take off: ________cất cánh
The plan finally took off at 12.
- Take off:_______ _cởi quần áo
It was so hot, so I took my coat off.
- Take up: ________bắt đầu (một sở thích nào đó)
She took up volleyball last year.
- Turn up: ________xuất hiện
They didn’t turn up at the party.
- Take on:________ nhận ai đó làm việc
The company took on more staff.
- Take over:_______ điều khiển
His ambition is to take over this company
- Talk over: ________thảo luận
We need to talk these problems over as soon as possible.
- Think over/ through: _suy nghĩ kỹ
You have to think it through before making up your mind.
- Throw away: _______bỏ
If you don’t need it, throw it away.
- Try on: ___________thử quần áo
Remember to try the shoes on before buying them.
- Turn down: ________từ chối ai/ việc gì
I regret to tell you that your request has been turned down.
- Turn up: __________vặn lớn âm thanh
Please turn the radio up. I can’t hear anything.
- Turn/ switch off:_____ tắt (đèn công tắc)
Remember to turn the lights off when you go out.
- Turn over: _________lật (cái gì đó..) xuống
Write “A” on the paper, then turn it over and write “B”.
- Take after:_________ giống ai đó
The boy takes after his father.
- Take after: __________đuổi theo ai đó
The man took after me when I started to run.


Nguồn : Ms Hoa TOEIC

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Một số cách xin lỗi lịch sự trong tiếng Anh


Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những lúc mắc phải sai lầm. Biết cách xin lỗi, chúng ta sẽ khiến cuộc sống của mình dễ chịu hơn đấy. Trong tiếng Anh, có rất nhiều cách xin lỗi thay vì chỉ đơn giản dùng “Sorry”. Vậy hôm nay cùng Học tiếng Anh online miễn phí học MỘT SỐ CÁCH XIN LỖI LỊCH SỰ TRONG TIẾNG ANH để áp dụng trong đời sống hàng ngày nhé! 

Chúc bạn giao tiep tieng Anh hiệu qủa!









I. Khi muốn nói xin lỗi – về một việc làm sai:

- Thân mật

I’m sorry I’m late.
Xin lỗi tôi đến trễ.

I’m so sorry I forgot your birthday.
Xin lỗi anh đã quên ngày sinh nhật của em.

- Trang trọng

I beg your pardon madam, I didn’t see you were waiting to be served.
Tôi xin lỗi bà, tôi đã không nhìn thấy bà đang chờ được phục vụ.

I’m awfully sorry but those tickets are sold out now.
Tôi thành thật xin lỗi nhưng những vé đó đã được bán hết rồi.

I must apologise for my children’s rude behaviour.
Tôi phải xin lỗi về hành vi vô lễ của các con tôi.
II. Khi muốn nói xin lỗi – đưa ra lý doThông thường khi xin lỗi, chúng ta đưa ra lý do cho hành vi của mình:
I’m sorry I’m late but my alarm clock didn’t go off this morning.
Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức của tôi không reng vào buổi sáng này.

I’m so sorry there’s nothing here you can eat, I didn’t realise you were a vegetarian.
Tôi thật xin lỗi không có gì bạn có thể ăn được. Tôi không biết là bạn là người ăn chay.

III. Khi muốn nói xin lỗi – vì ngắt ngang ai đó


Excuse me, can you tell me where the Post Office is please?
Xin lỗi, ông có thể chỉ cho tôi Bưu điện ở đâu không?

I’m sorry but can I get through?
Tôi xin lỗi nhưng tôi có thể đi qua được không?
IV. Khi muốn nói xin lỗi – khi việc buồn xảy ra với ai đó:
I’m sorry to hear you’ve not been feeling well.
Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

I’m so sorry to hear your dad died.
Tôi thành thật chia buồn khi cha anh qua đời.

I heard you failed your driving test. I’m really sorry but I’m sure you’ll pass next time.
Tôi nghe nói bạn đã trượt kỳ thi lái xe. Tôi chia buồn nhưng tôi chắc bạn sẽ đậu vào lần sau.

V. Khi muốn nói xin lỗi – yêu cầu ai đó lập lại việc gì:Excuse me?
Xin lỗi?

Excuse me, what did you say?
Xin lỗi, bạn đã nói gì?

I’m sorry?
Xin lỗi?

I’m sorry, can you say that again?
Xin lỗi, bạn có thể lập lại không?
Pardon?
Xin lỗi?

VI. Khi muốn chấp nhận lời xin lỗi
Để chấp nhận lời xin lỗi, chúng ta có thể nói cám ơn hoặc cố gắng làm cho người đối phương dễ chịu bằng cách nào đó.

1. Ví dụ 1


I’m so sorry I forgot your birthday.
Anh thật xin lỗi đã quên ngày sinh nhật của em!

Oh don’t worry, there’s always next year!
Ồ không sao, mình chờ năm sau!

2. Ví dụ 2

I’m sorry to hear you’ve not been feeling well.
Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

Thanks. I think I’ve just picked up a bug at the office. It’s nothing too serious.
Cám ơn. Tôi nghĩ tôi bị lây bệnh trong văn phòng. Không có gì nghiêm trọng.

3. Ví dụ 3

I’m sorry I’m late but my alarm clock didn’t go off this morning.
Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức đã không reng vào buổi sáng này.

That’s OK. We’ve only just started the meeting.
Không sao. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu buổi họp.

Đọc thêm:

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Một số thành ngữ về "wind"

Nóng! Nóng quá! Những ngày nóng này chắc hẳn ai cũng chỉ mong một làn gió mát thổi qua thôi phải không nè. Vậy nên chúng ta cùng nhau học qua vài thành ngữ về “wind” nhé!

Tham khảo:



1. Get wind of: được biết đến vấn đề gì đó
Ex: The police got wind of the illegal drug deal. (Cảnh sát đã biết về chuyện buôn thuốc trái phép).


2. See which way the wind blows: phân tích tình hình trước khi làm điều gì
Ex: I'm going to see which way the wind blows before asking her about a raise. (Tôi sẽ xem xét tình hình trước khi đề nghị cô ta về việc tăng lương.)

3. Gone with the wind: cuốn theo chiều gió – mất tất cả
Ex: I lost everything during the crisis. My savings are gone with the wind! (Tôi đã mất tất cả trong cuộc khủng hoảng. Khoản tiết kiệm của tôi đã mất sạch.)

4. A wind/ the winds of change: một sự kiện/ hay một chuỗi sự kiện tạo nên một sự thay đổi quan trọng – Một làn gió mới
Ex: A wind of change was blowing through the banking world. (Một làn gió mới đang thổi qua ngành ngân hàng)

5. Sail close to the wind: liều làm việc gì
Ex: You were sailing a bit close to the wind there when you made those remarks about his wife. (Bạn đã rất liều khi nhận xét về vợ anh ta như vậy)

6. Throw caution to the wind: làm gì đó 1 cách liều lĩnh, liều mạng
Ex: I throw caution to the wind when I try something completely new. (Tôi liều lĩnh khi thử một thứ hoàn toàn mới.)

7. There is something in the wind: Có chuyện gì sẽ xảy ra, đang được bí mật chuẩn bị .