I, CẤU TRÚC
*Câu điều kiện loại 1
- Công thức:
IF + S + V/ Vs/Ves , S + WILL/ CAN/ MAY + Vbare inf
- Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
- Ex: If it is sunny, I will go fishing.
*Câu điều kiện loại 2:
- Công thức:
IF + S + Ved , S + WOULD/ COULD/ MIGHT + Vbare inf
( be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay nhiều )
- Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
- Ex: If I were you, I would go abroad.
*Câu điều kiện loại 3:
- Công thức :
IF + S + HAD +P.P , S + WOULD/ COULD/ MIGHT + HAVE + P.P
- Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ.
- Ex: If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him.
*Câu điều kiện Hỗn hợp:
- Công thức:
IF + S + HAD +P.P, S + WOULD + Vbare inf
- Cách dùng: Mệnh đề điều kiện dùng điều kiện loại 3 chỉ điều kiện ngược thực tế ở quá
khứ, còn mệnh đề chính dùng điều kiện loại 2 chỉ kết quả ngược hiện tại.
- Ex: If you had not spent too much yesterday, you would not be broke now.
*Câu điều kiện loại zero:
- Công thức:
IF + S + V/ Vs/Ves, S + V/ Vs/Ves
- Cách dùng: Diễn tả một chân lí, qui luật
- Ex: If water is frozen, it expands.
II. Lưu ý
Unless = if ... not : trừ phi
Dạng viết lại câu đổi từ câu có if sang dùng unless:
- Cách viết lại câu: Unless sẽ thế vào chỗ chữ if, bỏ not, vế kia giữ nguyên.
- Ex: If you don’t speak loudly, he won’t hear.
→ Unless you speak loudly, he won’t hear.
Dạng viết lại câu đổi từ câu có without sang dùng if :
- Cách viết lại câu: Dùng if.... not...., bên kia giữ nguyên ( tùy theo nghĩa mà có câu cụ
thể)
- Ex: Without your help, I wouldn’t pass the exam. ( không có sự giúp đỡ của bạn ,... )
→ If you didn’t help, I wouldn’t pass the exam. ( nếu bạn không giúp,... )
Dạng viết lại câu đổi từ câu có Or, otherwise sang dùng if :
- Cách viết lại câu: If you don’t ( viết lại, bỏ or, otherwise )
- Ex: Hurry up, or you will be late
Should + S + Vbare inf, S + Will + Vbare inf
Were + S + to + Vbare inf, S + Would + Vbare inf
Had + S + V3/Ved, S + Would have + P.P
→ If you don’t hurry, you will be late
Dạng viết lại câu đổi từ câu có But for sang dùng if :
- Cách viết lại câu: Sử dụng If it weren’t for thế cho but for, phần còn lại giữ nguyên
- Ex: But for your help, I would die.
→ If it weren’t for your help, I would die.
ĐỌc thêm tại:
Sự khác nhau giữa will và be going to
Cụm từ tiếng Anh đi với Go
6 cuốn sách học từ vựng Ielts
Phương pháp học tiếng Anh online miễn phí. Mẹo học tiếng Anh online miễn phí
Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017
Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
Bí quyết giúp tránh bẫy trong phần nghe TOEIC
1. Phần 1 (Pictures)
Gồm 10 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó. Phần này được coi là dễ nhất trong bài thi nghe vì câu miêu tả ngắn và dễ nghe. Tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó vì nó thường cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó.
Ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “They are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một hướng và chẳng có vẻ họp hành gì cả. Cuối cùng nó cho một câu “Three of them are wearing glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo. Vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. Rõ ràng là rất dễ gây nhầm lẫn. Đây là một bẫy vô cùng phổ biến trong đề thi toiec tranh.
Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.
Bẫy part 1
Bẫy hay còn gọi là những câu trả lời gây nhiễu. Để tránh bẫy cần chú ý:
- Những từ đọc tương tự nhưng khác nghĩa: He is walking – He is working
- Cấu trúc câu trả lời ở dạng: S + be + Ving + 0 Những câu trả lời gây nhiễu thường đúng 2/3 yếu tố, có thể sai S – chủ từ, hoặc sai V – động từ, hoặc sai 0b. Thường gặp nhất là đúng động từ (V) nhưng sai đối tượng nhận hành động (Ob)
- Những câu trả lời chỉ đúng 1 phần
- Những từ liên quan nhưng không đúng với bức hình đã cho: Hình – He is climbing the mountain; câu trả lời nhiễu – He is climbing the ladder
Ôn nghe phần 1 hiệu quả
Để ôn phần này hiệu quả, không chỉ ngồi nghe đề không. Bạn cần sử dụng 1 số cách như sau:
- Tự diễn tả mọi hành động của mình trong ngày ở dạng hiện tại tiếp diễn
- Tìm hình ngẫu nhiên trên internet hoặc các đề thi TOEIC. Nhìn hình và dùng ít nhất 4 câu để miêu tả hình đó. Đọc lớn thành tiếng
- Xem những bộ phim hài tính huống và miêu tả lại những gì đang diễn ra trong 1 cảnh phim
2. Phần 2 (Question-response)
Gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời. Bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó . Phần này được cho là có nhiều bẫy nhất, nhưng cũng là phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi toeic. Mặc dù có nhiều bẫy nhưng các bẫy ở đây cũng rất dễ nhận biết.. Phần này khó hơn phần bức tranh một chút, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh. Ví dụ như:
Q: When did your flight take off?
A: – I fired it yesterday.
– It was flying in the air three days ago.
– It took off at 3.00 last Sunday.
A: – I fired it yesterday.
– It was flying in the air three days ago.
– It took off at 3.00 last Sunday.
Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia thành quá khứ đơn “took” lại còn có thời điểm 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải. Vậy nên bạn chọn vào câu 1 hoặc 2 , đương nhiên là đáp án sai. Trong phần 2, bẫy “similar sounds” được sử dụng “hết công suất”.
Để tránh bẫy này, các bạn cần hết sức chú ý đến các âm đồng âm, khác nghĩa, hoặc những âm có cách phát âm na ná giống nhau bởi khả năng sai ở các câu này tương đối lớn. Thêm nữa, hãy chú ý rằng trong phần 2, nếu trong câu hỏi và câu trả lời có các từ giống nhau được lặp lại, thì khả năng đáp án đó sai là rất lớn. Bạn cần tập trung để có cơ sở xác định đáp án đó là sai.
Cách luyện nghe TOEIC A-Z: Chép chính tả và từ vựng
Tự kiểm tra trình độ nghe
Để có phương hướng ôn luyện hiệu quả và tiết kiệm thời gian, tốt nhất bạn nên làm thử một bài test phần Listening sát với đề thi TOEIC thật để ước lượng xem khả năng nghe của mình đang đạt trình độ nào.
Sau khi làm mock test, bạn hãy xem lại một lượt các câu sai và xác định thử nguyên nhân từng câu để biết được vấn đề của bản thân đang gặp phải khi nghe. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số vấn đề mà các bạn thường gặp phải khi làm bài nghe và giải pháp khắc phục cho từng vấn đề.
Phản xạ nghe kém
Nếu bạn không làm được phần lớn các câu hỏi thì đừng vội buồn, vì có thể bạn nắm chắc ngữ pháp nhưng do chưa nghe nhiều nên phản xạ nghe còn kém. Trong trường hợp này, bạn có thể tập chép chính tả: chọn các đoạn nghe liên quan tới chủ đề Business English (chủ đề thường gặp trong TOEIC), bật băng nghe, vừa nghe vừa dừng chép chính tả. Bạn nên duy trì chép chính tả trong khoảng 1-2 tuần để thấy được hiệu quả của cách luyện nghe Toeic này
Nếu bạn đã nghe được hơn nửa các câu hỏi thì không nên tập chép chính tả, bởi phương pháp này có thể làm chậm khả năng nghe và tạo thói quen phải nghe rõ từng từ trong khi nếu thi thật, chúng ta chỉ cần “bắt” được các keywords là có thể chọn được đáp án chính xác.
Vốn từ vựng kém – nghe được hết nhưng không hiểu, thường phải đoán nghĩa các từ
Một vấn đề khi nghe nhiều người gặp khó là không hiểu hết các từ, nghe được nhưng không hiểu và không chọn được đáp án đúng. Cách duy nhất để chấm dứt tình trạng “đoán mò” khi làm bài nghe là phải bổ sung vốn từ. Vốn từ tốt giúp bạn không mất nhiều thời gian suy luận và có thể đưa ra được đáp án nhanh, chính xác. Từ vựng cũng là một trong hai yếu tốt rất quan trọng trong phần Reading nên việc trang bị một vốn từ đủ dùng trong TOEIC là điều cần thiết, giúp nâng điểm ở cả 2 kỹ năng nghe và đọc.
Để cải thiện vốn từ mỏng, bạn có thể học từ vựng qua một số sách chuyên luyện từ vựng cho người học TOEIC, bởi những sách này sẽ tập trung vào các chủ đề thường xuất hiện trong thi TOEIC. Một cuốn sách khá hữu dụng cho các bạn muốn học từ trong TOEIC là “600 essential words for the TOEIC” của BARRON’S. Cuốn sách được chia thành 50 chủ để, mỗi chủ đề có bài tập phong phú để giúp ghi nhớ từ vựng và bối cảnh sử dụng của từ đó.
Nếu bạn đã học xong cuốn “600 essential words for the TOEIC” hoặc cảm thấy quyển sách này khá “nhẹ đô” so với trình độ, bạn có thể tham khảo thêm “Hackers TOEIC Reading”. Từ vựng trong Hackers có độ bao phủ rộng hơn và cuối cuốn sách có phần liệt kê các từ vựng thường xuất hiện trong đề thi thật. Cuốn sách này có nhược điểm là tất cả các phần đều viết bằng tiếng Anh nên bạn cần đạt một trình độ nhất định mới nên sử dụng.
Ngoài việc học từng từ riêng lẻ, cũng cần chú ý đến các collocations (cách kết hợp từ vựng trong tiếng Anh). Một cách đơn giản nhất để học các collocations là xem đáp án các bài test TOEIC đã làm và gạch chân, ghi lại những từ thường kết hợp với nhau.
Lời kết
Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn đang gặp khó khăn khi làm bài nghe TOEIC tìm được giải pháp và các cách luyện nghe Toeiccho riêng mình
Chiến lược làm bài Part 2 Toeic không phải ai cũng biết!
Mẹo làm bài part 2 toeic với từng loại câu hỏi
1.Câu hỏi Wh:
- What ~ ? / Who ~ ? / When ~ ? / ~ Where ~ ? / Why ~ ? / How ~ ? / Which~
- What kind[sort] of ~ ? / what type of ~ ? / What time ~ ?Why don’t you ~ ?
- How much ~ ? / How many ~ ? / How long ~ ? / How often ~ ? / How soon~?
Từ khóa: từ để hỏi+ V chính
Với câu hỏi này nếu câu trả lời là Yes/No thì nên loại ngay đáp án này. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng hạn chế đưa ra câu trả lời này mà thay bằng những câu trả lời khó hơn
Ví dụ: where did you put the Corner File? On the desk
2.Câu hỏi Yes/No
Ở dạng câu hỏi này các bạn cần quan tâm:
- Động từ chính
- Cụm từ theo sau động từ chính trong trường hợp câu hỏi có mệnh đề đằng sau động từ chính thì từ khóa chính là chủ ngữ và động từ của mệnh đề đó.
Các câu trả lời đúng có thể là : Yes, No, of course, sure..
3.Câu hỏi dạng lựa chọn
Which do you prefer A or B hay Do (es) chủ ngữ + V1 or V2
Từ khóa cần quan tâm: “ A or B”
Trong trường hợp này loại ngay câu trả lời chứa Yes hoặc No
Q: Would you rather discuss this before he arrives, or during lunch?
A: Let’s talk about it now.
4.Câu hỏi khẳng định có chức năng hỏi
You+ động từ?
Hoặc: I wonder if/từ nghi vấn+ chủ ngữ+ động từ
Từ khóa các quan tâm: Động từ hoặc nghi vấn
Q: I wonder why Susan parked so far away
A: She said the parking lot was completely filled
5.Câu hỏi phủ định
- Aren’t you/ Isn’t he/won’t you
- Do you mind/ would you mind?
Từ khóa: Động từ
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời.
Ngoài việc áp dụng các chiến thuật luyện nghe trên, để đạt được điểm cao trong phần thi này các bạn cũng đừng quên trau dồi từ vựng part 2 toeic nhé.
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời.
Ngoài việc áp dụng các chiến thuật luyện nghe trên, để đạt được điểm cao trong phần thi này các bạn cũng đừng quên trau dồi từ vựng part 2 toeic nhé.
Một số từ vựng part 2 toeic đa nghĩa thường gặp
Ở part 2 người ta thường bẫy thí sinh bằng các từ đồng âm khác nghĩa hay những từ đa nghĩa. Nếu không nắm vững được nghĩa của các từ này, chắc chắn các bạn sẽ bị mắc bẫy, mất điểm 1 cách đáng tiếc. Vì vậy, Athena xin gửi đến các bạn 1 số từ đa nghĩa thường xuyên xuất hiện trong part 2 để các bạn tham khảo nhé:
1.Notice: mẩu thông báo / nhận thấy, phát hiện.
- Read the notice: đọc mẩu thông báo.
- Notice he left early: thấy anh ấy rời đi rất sớm.
2.Break: .nghỉ giải lao / làm vỡ, hỏng.
- Take a break: nghỉ giải lao.
- Who broke this computer?: ai làm hỏng cái máy tính thế?
3.Board: bảng / ban quản lý / lên (máy bay, tàu xe)
- A bulletin board: bảng thông báo.
- A board meeting: cuộc họp ban quản lý.
- Board the plane for New York: lên máy bay tới New York.
4.Book: cuốn sách / đặt chỗ.
- Read a book: đọc 1 cuốn sách.
- Book a flight: đặt 1 chuyến bay.
5.Handle: tay cửa / xử lý, giải quyết.
- Have a black handle: tay cửa màu đen.
- Handle the problem: xử lý vấn đề.
6.Rest: nghỉ ngơi / phần còn lại.
- Finish the rest of the work: hoàn thành nốt phần còn lại của công việc
- Take a rest on the beach: nghỉ ngơi trên bãi biển.
7.Check: séc / kiểm tra.
- Pay by check: trả bằng séc.
- Check the price: kiểm tra giá.
8.Line: hàng lối / dòng (sản phẩm).
- Stand in line: xếp hàng.
- One of our popular lines: một trong những dòng sản phẩm được yêu thích.
Tăng cường vốn từ vựng sẽ không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe hiểu mà còn giúp bạn nâng cao khả năng đọc hiểu của mình. Luyện khả năng nghe toeic tốt cộng với vốn từ vựng phong phú, đã khiến nhiều học viên của Athena đạt được điểm cao trong bài thi Toeic.
Kinh nghiệm luyện nghe TOEIC hiệu quả trong thời gian ngắn
1. Tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt
Bạn sẽ không tiến bộ nhiều nếu chỉ học tiếng Anh trong một vài giáo trình nào đó. Do đó, ngoài giáo trình, vốn là phần hướng dẫn cơ bản, bạn nên quan tâm đến tất cả mọi thứ liên quan đến tiếng Anh như bài hát, phim ảnh, bản tin tiếng Anh, quảng cáo, v.v.
Nói chung, bạn cần mở lòng ra với tất cả mọi thứ liên quan đến tiếng Anh.
2. Tập đọc tiếng Anh thật nhiều
Một cách rất hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh là tập đọc to những bài đọc tiếng Anh và tập đọc theo lời thoại của người nói. Người nói này có thể là người đọc bản tin tiếng Anh trên ti-vi hoặc nhân vật nào đó trong phim hay cũng có thể người đọc trong giáo trình TOEIC.
Khi đọc theo như vậy, bạn không chỉ luyện phát âm mà còn luyện được ngữ điệu, cách nối âm, v.v.. Khi tập đọc hoặc tập nói như vậy, bạn cần tuân thủ 3 điều sau: thứ nhất, phát âm chính xác đến mức có thể; thứ hai, đọc hoặc nói to đến mức có thể; thứ ba, đọc hoặc nói nhanh đến mức có thể.
3. Cố gắng hiểu khi nghe
Sự cố gắng sẽ giúp bạn tiến bộ. Lúc trước, khi nghe một bài hát, có thể bạn chỉ thường thức làn điệu của bài hát đó thôi mà không chú ý đến ý nghĩa của bài hát. Bây giờ bạn thử thay đổi: cố gắng hiểu lời bài hát. Bạn cũng có thể tập như vậy với bản tin. Lúc đầu, bạn không thể hiểu hết được, nhưng nếu cứ kiên trì như vậy thì bạn sẽ có tiến bộ.
4. Sử dụng script một cách hiệu quả
Bạn nên cố gắng tập nghe thật nhiều lần trước khi xem script. Nếu bạn xem script ngay sau khi nghe lần thứ nhất thì chắc chắn bạn sẽ không có tiến bộ. Một lần nữa, chúng ta rất cần sự cố gắng: Có cố gắng thì mới có tiến bộ. Bạn nên xem script là giải pháp cuối cùng khi luyện nghe TOEIC.
Một khi dùng script, bạn cũng phải dùng đúng cách: thứ nhất, bạn có thể vừa nhìn script vừa nghe lại bài đọc, chú ý những phần mình đã không nghe được; thứ hai, bạn có thể đọc to script, cố gắng đọc thật giống với giọng mình vừa nghe về phát âm, ngữ điệu, v.v. Và cuối cùng, sau khi đã hiểu tất cả, bạn tập nghe lại lần cuối mà không nhìn script, chú ý đến từng chi tiết mình nghe được. Cách này cũng có thể được dùng với những tài liệu cũ: cứ nghe lại và cố gắng hiểu càng nhiều càng tốt.
Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017
Câu bị động
Trong tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành
động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn
mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu
bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động.
Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).
Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang
nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.
Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường
am
is
are
was + [verb in past participle]
were
Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.
Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.
Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn
am
is
are
was + being + [verb in past participle]
were
Active: The committee is considering several new proposals.
Passive: Several new proposals are being considered by the committee.
Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành
has
have + been + [verb in past participle]
had
Active: The company has ordered some new equipment.
Passive: Some new equipment has been ordered by the company.
Trợ động từ
modal + be + [verb in past participle]
Active: The manager should sign these contracts today.
Passive: These contracts should be signed by the manager today.
Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.
My leg hurts.
Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm
Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
The bird was shot with the gun.
The bird was shot by the hunter.
Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
* Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
Could you please check my mailbox while I am gone.
He got lost in the maze of the town yesterday.
* Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
The little boy gets dressed very quickly.
- Could I give you a hand with these tires.
- No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.
to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
This table is made of wood
to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để
làm nên vật)
Paper is made from wood
to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
ĐỌc thêm tại:
Một số cấu trúc tiếng Anh thông dụng
Liên từ tring tiếng Anh
Cách sử dung Advise, Allow
động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn
mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu
bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động.
Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).
Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang
nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.
Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường
am
is
are
was + [verb in past participle]
were
Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.
Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.
Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn
am
is
are
was + being + [verb in past participle]
were
Active: The committee is considering several new proposals.
Passive: Several new proposals are being considered by the committee.
Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành
has
have + been + [verb in past participle]
had
Active: The company has ordered some new equipment.
Passive: Some new equipment has been ordered by the company.
Trợ động từ
modal + be + [verb in past participle]
Active: The manager should sign these contracts today.
Passive: These contracts should be signed by the manager today.
Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.
My leg hurts.
Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm
Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
The bird was shot with the gun.
The bird was shot by the hunter.
Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
* Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
Could you please check my mailbox while I am gone.
He got lost in the maze of the town yesterday.
* Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
The little boy gets dressed very quickly.
- Could I give you a hand with these tires.
- No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.
to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
This table is made of wood
to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để
làm nên vật)
Paper is made from wood
to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
ĐỌc thêm tại:
Một số cấu trúc tiếng Anh thông dụng
Liên từ tring tiếng Anh
Cách sử dung Advise, Allow
Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017
Phương pháp học tiếng anh cho người mới bắt đầu
Phương pháp học tiếng Anh đầu tiên là hãy luyện tập cách phát âm cho tốt
Phát âm là kĩ năng nền tảng giúp bạn phát triển các kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp hiệu quả. Hãy làm đúng ngay từ lần đầu tiên, bởi khi bạn phát âm sai thì việc sửa sai là rất khó. Bạn nên bắt đầu với một số giáo trình phát âm cơ bản như American accent training (Có kèm tài liệu và Audio), Ship or Sheep,…
Để phát âm tốt, bạn cần lặp đi lặp lại thật nhuần nhuyễn những gì bạn được nghe, hãy luyện tập trước gương để điều chỉnh miệng và lưỡi, phát âm thật nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác.
Tuy nhiên có một lời khuyên khá nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là bạn nên thường xuyên luyện cách phát âm từ những người bản xứ thông qua băng đĩa, nhạc hoặc phim để có cách nói chuẩn nhất. Hoặc những người Philippines cũng có thể phát âm tiếng Anh đúng chuẩn và bạn hoàn toàn có thể học cách nói từ họ.
Tiếp theo là nghe kết hợp với học ngữ pháp
Phương pháp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu là bạn nên học theo trình tự: Nghe, nói, đọc, viết và kết hợp học thêm ngữ pháp và từ vựng.
Có hai phương pháp chủ đạo để luyện kĩ năng nghe:
Thứ nhất: Nghe chủ động.
Bạn nên bắt đầu với giáo trình Listen carefully. Đây là một cuốn sách cơ bản giúp bạn có tiền để để học tiếp các cuốn khó hơn.
Thứ hai: Nghe bị động.
Tức là bạn sẽ cố gắng nghe nhiều nhất có thể. Chủ yếu là nghe trong giao tiếp thực tế, Ti vi, Radio,… Bạn có thể nghe trước khi đi ngủ, khi đợi xe bus, làm việc nhà và chấp nhận nhiều chỗ không hiểu. Bạn hãy đắm mình trong ngôn ngữ, để tai bạn hấp thụ ngoại ngữ một cách tự nhiên.
Đối với những người bắt đầu học, vốn từ chưa nhiều, bạn nên học cuốn English Grammar in use third Edition with Answers. Đây là cuốn sách ngữ pháp liền mạch, chứa đựng những vấn đề cơ bản và dễ hiểu nhất. Mỗi bài học đều có ví dụ, hình ảnh, bài tập, được sắp xếp rất khoa học.
Luyện tập kĩ năng nói
Nghe và nói là hai kĩ năng vận dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Để nói tốt, bạn hãy nghe thật nhiều và bắt chước nói theo những gì bạn được nghe. Bạn hãy nói theo khi xem phim, nghe nhạc, nghe bản tin trên Radio,… Bạn hãy tiếp xúc với người bản ngữ và cố gắng giao tiếp với họ. Luyện tập thật nhiều, sẽ khiến bạn có niềm tin vào bản thân.
Luyện tập kĩ năng đọc
Đọc là một kĩ năng cần thiết và bạn có thể học hỏi rất nhiều trong quá trình đọc. Khi đọc, bạn sẽ học được các cấu trúc câu mới, cách diễn đạt. Đồng thời, bạn sẽ có vốn từ phong phú. Bạn có thể sử dụng những tài liệu luyện đọc cho kì thi như Ielts, Toeic, Toefl,… những câu chuyện thiếu nhi, mục quảng cáo, bài báo, bài hát,…
Luyện tập kĩ năng viết
Bạn hãy thử viết nhật kí bằng tieng Anh giao tiep đơn giản thôi. Viết theo từng chủ đề như: “What do you like?”, “What did you today ?” và sử dụng thật nhiều từ mới. Bạn nên đọc nhiều sách tiếng Anh để viết đúng cấu trúc và hay hơn.
Bạn sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành kiến thức nền tảng. Đây là một khoảng thời gian vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu kiến thức của bạn sau này. Sau khi đã có kiến thức tiếng Anh nền tảng, bạn hãy cố gắng vận dụng chúng thật nhiều trong cuộc sống. Bạn hãy đọc báo, nghe nhạc, xem phim, nghe các bản tin, xem các chương trình truyền hình,… và giao tiếp với người bản ngữ.
Đây cũng là lúc bạn nên học thêm để thi chứng chỉ quốc tế như: Toeic, Toefl, Ielts,.. Bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, để có được kết quả tốt nhất.
CÁCH ÔN LUYỆN THI TOEIC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
BẮT ĐẦU HỌC TOEIC NHƯ THẾ NÀO?
Cũng như câu hỏi “Nên bắt đầu học tiếng Anh từ đâu ?” thì một câu hỏi khác “Nên bắt đầu học TOEIC như thế nào?” hoặc những câu đại loại như vậy là những nghi vấn quen thuộc của các bạn sinh viên. Chẳng có gì là lạ cả khi sinh viên chúng ta đa số đều không có nền tảng tiếng Anh tốt mặc dù thời gian đã học là không ít. Không đủ tự tin về kiến thức cũng như sự bỡ ngỡ trước môi trường học tập mới, sự lạ lẫm về những cái như là TOEIC sẽ càng làm chúng ta lo lắng và thoáng chút giật mình.
Hãy bình tĩnh, mọi thứ đều trở nên đơn giản nếu bạn thực sự quyết tâm và có cách giải quyết hợp lí. Hãy quyết định dẹp bỏ chướng ngại “English” và biến nó thành một người bạn thực sự của bạn.
Mình sẽ đi thẳng vào vấn đề:
Cũng giống như khi bắt đầu làm bất cứ việc gì hay khi học tiếng Anh, theo mình để học tốt TOEIC bạn cũng phải đưa mình vào trạng thái tâm lí tốt nhất, những cái này có thể sẽ rất lạ lẫm với các bạn vì chưa hề có ai bảo các bạn làm vậy cả nhưng các bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt nếu đặt được mình vào trạng thái tốt nhất, tự tin vào bản thân nhất trước khi làm bất cứ việc gì.
Còn bây giờ là câu hỏi “Tôi phải bắt đầu học TOEIC như thế nào ?“.
Nếu bạn có được một nền tảng tiếng Anh tốt và được tiếp xúc nhiều với việc Nghe – Nói tiếng Anh thì thực sự TOEIC sẽ không là vấn đề của bạn, nhưng nếu bạn hoàn toàn không có một chút tự tin nào về vốn tiếng Anh của mình cộng với việc bạn học được 7 năm nhưng lại chẳng được nghe tiếng Anh bao giờ thì có thể TOEIC nói riêng và tiếng Anh nói chung là một câu chuyện đáng nói.
Điều đầu tiên bạn cần làm là tự đánh giá lại khả năng của mình. Bạn có thể đưa ra nhận xét chủ quan về khả năng của mình hoặc tham gia một bài test nào đó (các bạn nếu không có được điều kiện thi thử thì có thể tìm một cuốn sách TOEIC, thử một bài test trong đó để tiện hơn cho việc đánh giá của mình)…
Nếu các bạn hoàn toàn không đủ tự tin về khả năng tiếng Anh của mình theo đánh giá chủ quan của bản thân (tình trạng này rất là phổ biến với sinh viên chúng ta nên các bạn hoàn toàn an tâm…) hoặc nhận được kết quả bài test không cao (đối với bài thi TOEIC mình đề nghị là
Ở đây lời khuyên mình muốn đưa ra cho các bạn là tập trung cho việc xây dựng nền tảng trước. Việc xây dựng nền tảng này có 4 vấn đề các bạn cần quan tâm, và mình sẽ gợi ý để các bạn giải quyết từng cái một: Từ Vựng - Phát Âm - Nghe - Ngữ Pháp
1.NGỮ PHÁP TOEIC
Ngữ pháp là phần mình không thích nhất nên mình muốn được nói trước. Ở giai đoạn này các bạn chỉ cẩn nắm được những điểm ngữ pháp căn bản và phổ biến nhất thôi. Các điểm ngữ pháp đó có thể là: những điểm căn bản về các chủ ngữ trong tiếng Anh, 7 thì trong tiếng Anh (học sơ sơ thôi đủ hiểu là được rồi), V_ing & to V, trợ động từ,… Các kiến thức này thì rất phổ thông và không khó để kiếm, bạn có thể xem lại sách ở các lớp dưới hoặc tự tìm một quyển sách ngữ pháp. Riêng mình thì khuyên các bạn không nên đầu tư nhiều vào ngữ pháp, và giai đoạn đầu này thì chỉ cần những cái cơ bản nhất là đủ dùng rồi.
2.TỪ VỰNG TOEIC
Có thể nói từ vựng là yếu tố quan trọng nhất trong khi học tiếng Anh, và đặc biệt là trong thời gian đầu này, không có từ vựng đồng nghĩa với việc không có gì hết. Chiến lược xây dựng từ vựng của mình rất đơn giản, ở bước này bạn sẽ học từ vựng một cách khá máy móc nhưng cũng rất khoa học. Thứ nhất, mục tiêu của bạn chỉ là học thuộc và ghi nhớ từ vựng. Thứ hai, bạn sẽ không học từ vựng như trước đây nữa mà sẽ hiệu quả và khoa học hơn nhiều.
B1: Xác định những từ cơ bản nhất mà bạn còn chưa biết, mình chắc là 7 năm học tiếng Anh dù không giúp được chúng ta gì nhiều nhưng cũng giúp cho chúng ta biết được những cái gì là cơ bản. Bạn còn có thể tìm các từ cơ bản, phổ biến bằng cách tìm gián tiếp từ tiếng Việt, từ nào bạn cho là hay sử dụng thì hãy cố gắng tìm từ tương ứng trong tiếng Anh.
B2. Sau khi học được những từ cơ bản nhất, các bạn có thể mở rộng vốn từ bằng cách học từ theo chủ đề. Ví dụ hôm nay bạn học các từ chỉ đồ vật trong nhà, ngày mai bạn học tên một số con vật thân quen, ngày mai nữa bạn lại học những từ miêu tả con người….
Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn học từ mới bằng cách nghe, như vậy bạn sẽ vừa luyện từ mới, vừa luyện cách phát âm chuẩn xác lại vừa có thể làm quen với việc nghe từ. Vậy thì học như thế nào, đây là cách học của mình, đầu tiên mình sẽ liệt kê những từ mình cần học với đầy đủ nghĩa, từ loại, có thể dùng luôn một bộ từ điển máy nào đó để dò từ, sau đó mình thực hiện việc ghi âm cách đọc từ lại. Mình dùng phần mềm để ghi âm lại cách đọc từ của từ điển và cả nghĩa của từ (do mình tự nói) sau đó chuyển vào MP3 để nghe.
Việc nghe đi nghe lại cùng với việc phát âm theo sẽ khiến bạn nhớ từ cực nhanh và cực lâu, chỉ cần bạn nghe và lặp lại đủ lâu và ôn lại sau vài ngày thì mình đảm bảo bạn sẽ nhớ mãi cho dù sau này không gặp nó nữa. Và đến lúc này bạn đã hoàn thành được việc tăng từ vựng và thậm chí là phát âm chuẩn xác từ nữa.
3. PHÁT ÂM
Việc học phát âm lúc đầu có thể tiến hành như trên là được rồi, bạn chỉ cần dừng lại ở việc đọc đúng từ. Đồng thời trong gian đoạn này các bạn có thể tìm một số hỗ trợ phát âm từ căn bản từ Internet.
Nếu đi xa hơn chút nữa mình nghĩ sẽ rất tôt nếu các bạn tìm hiểu cách đọc phiên âm, tức là chỉ cần tra từ và nhìn thấy phiên âm là bạn đã có thể tự phát âm chính xác từ. Việc này sẽ rất tốt cho bạn về sau trong việc học từ và phát âm tiếng Anh.
4. NGHE – LÀM QUEN VỚI VIỆC NGHE
Thiếu xót của chúng ta khi học tiếng Anh trước đây đó là học mà không được nghe, giờ nghĩ lại thì thấy cách chúng ta học và được dạy thật là kì cục. Vì vậy mà bây giờ chúng ta phải làm quen dần với việc nghe tiếng Anh, ở phần này có thể các bạn cứ bắt đầu với việc nghe phát âm từ vả một số chương trình dễ để bắt đầu thích ứng.
Mình có tìm được một chương trình rất hay trên Youtube có thể giúp bạn học kết hợp cả ba phần trên Từ Vựng + Phát Âm + Nghe một cách đơn giản mà hiệu quả. Bạn vào Youtube và tìm: Basic Vocabulary English xx (trong đó xx là số thứ tự bài học bạn có thể thay từ 1 đến 30 (hình như là vậy ).
Bạn có thể chọn lựa bài học phù hợp để theo dõi. Mình khuyến khích các bạn chuyển sang file MP3 và đưa vào máy điện thoại để tiện nghe mỗi lúc rảnh rỗi, chỉ cần tạo được thói quen nghe như vậy bạn sẽ nhanh chóng có được lượng từ vựng phong phú và đồng thời chỉnh được cách phát âm cũng như bắt đầu nghe tiếng Anh.
Giáo trình học tiếng Anh cho người bắt đầu
Bạn mới bắt đầu học tiếng Anh và băn khoăn không biết giáo trình nào phù hợp trong giai đoạn này?
anhvandoanhnghiep.com sẽ giới thiệu cho các bạn các giáo trình học tiếng Anh phù hợp với trình độ của bạn.
anhvandoanhnghiep.com sẽ giới thiệu cho các bạn các giáo trình học tiếng Anh phù hợp với trình độ của bạn.
Trên thị trường sách tham khảo tiếng Anh giao tiếp đa dạng như hiện nay, bạn nên cẩn trọng, không ngoan trong việc chọn sách, tìm đọc và học tập theo những cuốn sách của tác giả uy tín, phương pháp và kiến thức chuẩn xác. mshoatoeic.com giới thiệu đến bạn 3 giáo trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng hiệu quả. Bạn chọn lọc cuốn sách phù hợp với trình độ hiện tại của mình và đưa ra lộ trình cùng mục tiêu phù hợp để cải thiện tiếng Anh giao tiếp của bản thân nhé.
1. Giáo trình từ vựng tiếng Anh cho người bắt đầu – English Vocabulary in Use – Elementary
Đây là giáo trình học tiếng Anh đầu tiên (trình độ sơ cấp) trong bộ sách học từ vựng của NXB Cambridge. Tập hợp hơn 2000 từ vựng cơ bản và thường gặp cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Sách gồm 60 bài, mỗi bài theo một chủ đề nhất định và có kèm theo ví dụ minh họa, câu mẫu, bài tập để thực hành.
2. Giáo trình phát âm cho người mới bắt đầu – Pronunciation in Use – Elementary
Phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh trước khi học tiếng Anh giao tiếp vô cùng cần thiết. Giáo trình học phát âm tiếng Anh cho người mới bắt đầu Pronunciation in Use – Elementary sẽ giúp bạn cải thiện phát âm tiếng Anh qua 4 bộ CD hướng dẫn chi tiết.
3. Giáo trình học nghe tiếng Anh cho người bắt đầu – Basic Tactics for Listening
Bộ luyện nghe tiếng Anh Basic Tactics for Listening là bộ giáo trình luyện nghe gần gũi dành cho các bạn sinh viên đang học tiếng Anh. Sách gồm ba cuốn được Oxford University Press xuất bản phân theo ba cấp độ: Basic (Cơ bản), Developing (Mở rộng) và Expanding (Nâng cao).
Dùng cho học sinh học tiếng Anh ở cả ba cấp độ và cần thực hành để nhuần nhuyễn kiến thức và kĩ năng giao tiếp hàng ngày. Sách gồm 24 bài, mỗi bài mô tả một đề tài liên quan đến cuộc sống và những trải nghiệm của mọi người. Các đề tài trong giáo trình học tiếng Anh Basic Tactics for Listening được chọn lựa kĩ lưỡng từ các tình huống trong giao tiếp giúp bạn nghe một cách hiệu quả.
Trong Basic Tactics for Listening, học viên thực hành nghe nhiều cách nói khác nhau: nói chuyện thân mật, hướng dẫn, chỉ đường, yêu cầu, mô tả, xin lỗi và gợi ý. Những kỹ năng nghe cần thiết được thực hành xuyên suốt bài học. Những kỹ năng này bao gồm việc nghe những từ then chốt, những chi tiết và ý chính, nghe và rút ra kết luận, nghe những quan điểm, nghe câu hỏi và trả lời, nghe, nhận biết và nắm bắt thông tin.
Sách hướng dẫn học TOEIC cho người mới bắt đầu
I.VERY EASY TOEIC:
Nếu bạn đang cần tìm một ”người bạn” để bắt đầu ôn thi TOEIC với những bước đi đầu tiên thì hãy chọn ngay ”Very easy TOEIC” ngay trong ngày hôm nay. Sách được biên soạn cho người có trình độ sơ cấp và trung cấp (trình độ TOEIC 200 trở xuống), vì vậy nó không đòi hỏi kiến thức nền về ngữ pháp, từ vựng, hay phát âm.
Cuốn sách này bao gồm: 12 bài học, một bài thi và phần hỗ trợ (gồm có transcript và đáp án cho các bài tập). Mỗi bài tập gồm một phần từ vựng, một phần hướng dẫn ngữ pháp rõ ràng và cụ thể cùng với các bài tập ngữ pháp, và một bài kiểm tra nhỏ (Mini Test).
Download tại đây!
II.TOEIC ANALYST:
”TOEIC Analyst” là 1 trong những cuốn sách theo sát đề thi TOEIC nhất ,được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho tủ sách của mình. Đối tượng của cuốn sách này là những người đặt mục tiêu TOEIC là 500-750 điểm. Loại tài liệu này sẽ hỗ trợ bạn bằng cách hướng dẫn các dạng câu hỏi thường gặp, hướng dẫn bạn làm bài để từ đó rút ra những kĩ năng và mẹo cần thiết cho 1 bài thi TOEIC.
Cuốn sách cơ bản gồm 4 phần:
1. The TOEIC Listening Section (4 parts)
2. The TOEIC Reading Section (3 parts)
3. Practice Test
4. Transcripts and Answer Key
Download tại đây!
III.STARTER TOEIC:
Cũng giống với ”Very easy TOEIC”, cuốn tài liệu này cũng dành cho người học ở trình độ sơ cấp và trung cấp (dưới 200 điểm TOEIC) và có mục tiêu 250-400 điểm TOEIC. Sách chú trọng vào việc THỰC HÀNH, do đó đảm bảo 2 nhu cầu của người học: vừa nhấn mạnh vào trọng tâm, vừa cung cấp các kiến thức nền cơ bản.
“Starter TOEIC” được chia thành 04 phần:
Chương I: Giới thiệu 12 điểm ngữ pháp quan trọng nhất.
Chương II: Giới thiệu 12 bài test nhỏ (kiểm tra kỹ năng đọc hiểu).
Chương III: Thử sức với 1 bài test đầy đủ.
Chương IV: Gồm phần Transcript, Answer key và tờ giấy làm bài cho bài thi thử.
Chương II: Giới thiệu 12 bài test nhỏ (kiểm tra kỹ năng đọc hiểu).
Chương III: Thử sức với 1 bài test đầy đủ.
Chương IV: Gồm phần Transcript, Answer key và tờ giấy làm bài cho bài thi thử.
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
Lộ trình học Toeic cho người mới bắt đầu
Đây là những bước luyện thi TOEIC từ đầu mà mình nghĩ bất cứ bạn nào luyện thi TOEIC cũng phải trải qua. Học Toeic để đạt được kết quả cao là rất khó nhất là khi bạn lại mới bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên chẳng có điều gì là không làm được nếu các bạn có một phương pháp học hợp lý và có một chiến hâutj thật tốt để có thể rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí.
1. Xây dựng nền tảng
(Bước này chỉ dành cho những ai cảm thấy mình còn yếu nền tảng hay lượng từ vựng Toiec không có bao nhiêu )
Ở bước này các bạn cần củng cố lại nền tảng của mình bằng cách tập trung vào học từ vựng và chỉ ôn lại một số điểm ngữ pháp cơ bản thôi. Hãy xác định những tự vựng nào là căn bản nhất, theo mình thì các bạn nên nghĩ xem những từ vựng nào hay được dùng nhất (có thể là trong tiếng Việt chẳng hạn ) sao đó liệt kê ra và học dần dần. Trong lúc này bạn đừng chỉ học nghĩa từ mà hãy học nghe từ, sử dụng từ trong câu, hãy học thật lâu một số cụm từ để chúng chắc chắn ngấm vào bạn…Đồng thời trong thời gian này bạn nên học lại phần phát âm cùng với tập nghe.
Ở bước này các bạn cần củng cố lại nền tảng của mình bằng cách tập trung vào học từ vựng và chỉ ôn lại một số điểm ngữ pháp cơ bản thôi. Hãy xác định những tự vựng nào là căn bản nhất, theo mình thì các bạn nên nghĩ xem những từ vựng nào hay được dùng nhất (có thể là trong tiếng Việt chẳng hạn ) sao đó liệt kê ra và học dần dần. Trong lúc này bạn đừng chỉ học nghĩa từ mà hãy học nghe từ, sử dụng từ trong câu, hãy học thật lâu một số cụm từ để chúng chắc chắn ngấm vào bạn…Đồng thời trong thời gian này bạn nên học lại phần phát âm cùng với tập nghe.
2. Bắt đầu tìm hiểu về TOEIC
Sau khi xây dựng được một vốn từ vựng tàm tạm hoặc và đã có cảm giác tự tin hơn, các bạn hãy bắt tay ngay vào việc tìm hiểu TOEIC (đương nhiên nếu mục tiêu quan trọng hơn cả của bạn là TOEIC ). Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian cho bước 1 vì bạn cũng sẽ tiếp tục việc xây dựng nền tảng thời gian sau này.
Ở bước này điều các bạn cần làm đầu tiên là tìm hiểu cấu trúc bài thi TOEIC, càng rõ ràng càng tốt, như vậy thì các bạn mới biết chính xác mình cần phải làm những gì, học những gì. Bước 2 này bao gồm cả việc làm quen với bài thi TOEIC, có nghĩa là có thể bạn phải bắt đầu học nghe, việc mà có thể chúng ta chưa có cơ hội học ở 2 cấp học trước.
Bắt đầu bước này các bạn có thể dùng quyển Very Easy TOEIC hoặc Longman Preparation Series for the TOEIC Test: Introductory Course hoặc khó hơn một chút là quyển Stater TOEIC. Nếu bạn quyết tâm tự học thì mình khuyên bạn nên chọn quyển Very Easy TOEIC hoặc bước ngay vào quyển Stater TOEIC, vì đây là hai quyển đầu tiên của bộ sách rất hay Bộ 4 TOEIC mà mình đã giới thiệu và sau đây mình cũng muốn hướng bạn học theo bộ sách này.
Về việc học nghe mình có một vài lời khuyên như sau:
1. Đưa bạn vào trạng thái tâm lí tốt nhất, tự khẳng định là mình có thể nghe được => 2. Mở một đoạn ngắn (có thể là Part 1, 2, 3, 4 đều được nhưng Part 2 sẽ là tốt hơn cả cho người mới ) và nghe đi nghe lại cho tới khi bạn hiểu được => 3. Tiếp tục lặp lại việc nghe cho tới khi hiểu và sau đó là nhớ được nội dung. Nếu bạn nghe mãi mà vẫn không hiểu được thì nên mở sách ra xem phần lời, nếu bạn đọc phần lời mà có thể hiểu được thì quay lại nghe tiếp, lúc này sẽ rất dễ dàng cho việc nghe của bạn.
Điểm mình muốn nhấn mạnh ở đây là các bạn phải lặp lại một bài nghe trong nhiều lần, việc này sẽ giúp bạn có cảm giác và quen với từng từ vựng một. Việc này có vẻ hơi tốn thời gian nhưng nó thực sự sẽ mang lại hiệu quả cho bạn, chất lượng mới thực sự quan trọng => Nếu đã hoàn thành thì các bạn tiếp tục các phần sau tương tự.
Thời gian cho gian đoạn này chỉ cần khoảng 1 tháng hoặc nhiều hơn chút, vì bạn đang học giáo trình nên chỉ cần chia nhỏ giáo trình đó ra là bạn có thể biết mỗi mốc thời gian nhỏ mình cần làm việc như thế nào rồi.
3. Tăng tốc
Ở giai đoạn này các bạn cần phát triển đầy đủ các kiến thức cần thiết cũng như các kĩ năng cần có để làm một bài thi TOEIC.
Nếu các bạn đi học ở trung tâm nào đó thì chắc là bạn không cần tự lên kế hoạch cho mình nữa, mình chỉ muốn chia sẻ cách tiến hành cho những bạn muốn tự ôn luyện hoặc muốn tự mình tăng tốc thêm.
Ở bước này các bạn có thể tiếp tục với bộ sách mà mình đã giới thiệu Bộ 4 TOEIC mà bắt đầu vẫn là quyển Stater TOEIC, và các cuốn sau đó theo thứ tự mà mình đã giới thiệu kèm theo đó là cuốn sách học từ vựng rất phổ biến 600 Essential Words for the TOEIC Test
Các bạn đừng lo khi nhìn thấy một đống sách như trên. Thực ra đây là quá trình dài nhất và vất vả nhất, các bạn có thể kéo dài thời gian ôn luyện 1 học kì, 1 năm học hoặc hơn nữa, việc đó không quan trọng bằng việc các bạn có thể duy trì lịch học đều đặn. Đồng thời trong các quyển sách mà mình liệt kê ở trên để cho các bạn bắt đầu thì chỉ cần bạn học kĩ quyển đầu tiên là Starter TOEIC và tiếp tục với 1 trong 2 quyển tiếp theo là đã có thể nhìn rõ được kết quả sự tiến bộ của mình rồi.
Chiến lược là tập trung vào học quyển Stater, đây là quyển sách rất hay, kết hợp với việc học từ vựng từ 600 Essential Words for the TOEIC Test là các bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm vào kiến thức của mình rồi.
Các bạn có thể đặt ra kế hoạch học tập cụ thể cho mình để tạo được thói quen học tập đều đặn. VD: 2 tháng đầu học hết quyển Stater kết hợp với học từ vựng trong 600 Essential Words for the TOEIC Test, 1 tháng sau đó học quyển Developing và tiếp tục học 600 Essential Words. Rồi tháng thứ 4 thì ôn lại cả 3 quyển từ đầu đến cuối.. Với lịch học như vậy bạn có thể cải thiện rất nhanh mà sẽ không mất nhiều thời gian, đồng thời cũng tạo được thói quen học tập nữa.
Nhắc lại chút: giai đoạn này bạn cần học Stater + 6o0 Words trong khoảng 2 tháng, sau đó là 1 hoặc cả 2 quyển tiếp theo + 600 Words trong vòng 1- 2 tháng đồng thời vẫn ôn lại quyển Stater. Vậy là đảm bảo sau 4-5 tháng kiến thức của bạn đã khác xưa hoàn toàn… Lịch học thì bạn có thể tự sắp xếp cho mình, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và vẫn đầy đủ “tâm huyết” để duy trì sự đều đặn.
4. Chạy nhanh về đích.
Sau một thời gian cũng khá dài ôn luyện, xây dựng nền tảng và tu luyện kĩ năng làm bài, bước sau cùng các bạn cần làm là “giải đề” (cũng giống như ôn thi ĐH vậy ). Bước này sẽ giúp các bạn đánh giá lại khả năng của mình để quyết định có đi thi hay chưa. Việc giải đề cũng giúp chúng ta làm quen với áp lực thời gian, nhắc lại kiến thức và phát triển kĩ năng làm bài.
Ở phần này đầu tiên bạn có thể tiếp tục Bộ 4 TOEIC với Target TOEIC và sau đó có hai bộ sách tuyệt vời để bạn chọn lựa luyện tập, đó là Bộ 3 New Real TOEIC và bộ Economy TOEIC
Thực ra bước này rất nhẹ nhàng và không tốn nhiều thời gian của bạn. Mỗi quyển sách chỉ có khoảng 5 đề, mỗi đề là 2h vậy nên công việc của bạn chỉ là giải đề và tiếp tục học từ, ôn lại kiến thức cũ mà thôi. Đương nhiên bạn không cần phải giải hết mà chỉ cần chọn một hoặc một vài quyển nào đó để làm thôi, trừ khi bạn có nhiều thời gian và quyết tâm đạt 990/990 .
Hoàn thành bước ôn luyện này là các bạn có thể tự tin thoải mái chuẩn bị tinh thần cho kì thi thật trước mắt rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)