Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Hướng dẫn cách mở bài hấp dẫn cho bài luận bằng tiếng Anh

 Chúng ta cùng xem một số bí quyết then chốt để viết một phần mở đầu thật hay nhé!
Trong bất cứ bài viết, hay bài luận, dù bằng ngôn ngữ nào, thì mở bài (introduction) cũng là phần quan trọng nhất vì nó là những gì người đọc thấy đầu tiên. Do vậy, một mở bài thú vị, rõ ràng và hấp dẫn sẽ khiến cho người đọc muốn đọc hết bài văn của bạn.
Trước hết, hãy nhớ rằng, một nhập đề hay (a good introduction) cần có ba điểm sau đây:
  • Lôi cuốn được sự chú ý của độc giả (Should catch readers’ attention)
  • Thể hiện câu chủ đề của bài luận (Should present the thesis statement of the essay)
  • Cho độc giả thấy một ý tưởng rõ ràng về những gì mà bài viết sẽ nói đến (Should give readers a clear idea of what the essay will cover)
Câu chủ đề thường có thể ở cả đầu và cuối đoạn mở bài. Sau đây là một số cách mở bài phổ biến có thể đáp ứng được ba yêu cầu trên.
  • Dùng một lời trích dẫn (A quote)
Một lời trích dẫn ngắn gọn có thể khiến người đọc cảm thấy thú vị. Câu trích dẫn đó sẽ đề cập tới chủ đề của bài viết một cách tự nhiên. Và đừng quên nói cho người đọc biết tác giả (speaker) của câu trích dẫn là ai.
Ví dụ: Khi viết một bài viết với chủ đề ý nghĩa cuộc sống, bạn có thể bắt đầu như sau:
Mark Twain, a very famous author, once said: “The two most important days in your life are the day you are born and the day you find out why”…
Mark Twain, một tác giả nổi tiếng từng nói: “Hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta, đó là ngày ta sinh ra và ngày ta hiểu được lý do của điều ấy”…
  • Dùng một ví dụ hay một câu chuyện (Example or Story)
Mọi người đều thích các câu chuyện, vậy nên bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện nhỏ hay một ví dụ sẽ khiến người đọc tò mò ngay từ giây đầu tiên.
Ví dụ: Nếu bạn viết một bài báo về những người lái xe say xỉn, bạn nên bắt đầu với một câu chuyện thuộc về cuộc đời một người nào đó mãi mãi mất đi do một trường hợp lái xe khi đang say.
At eighteen, Michelle had a lifetime of promise in front of her. Attending college on a track scholarship, she was earning good grades and making lots of friends. Then one night her life was forever altered…
Vào tuổi 18, Michelle có một tương lai đầy hứa hẹn phía trước. Được học bổng vào đại học, điểm số cao và có rất nhiều bạn bè. Nhưng vào một buổi tối, cuộc đời cô ấy đã hoàn toàn thay đổi…
  • Dùng sự kiện hay ý tưởng gây ngạc nhiên (Surprising Fact or Idea)
Sự ngạc nhiên gây ấn tượng cho độc giả. Nếu một thứ càng bất ngờ, thì mọi người càng chú ý đến nó.
Ví dụ: Nếu bạn viết bài về tác hại và mức độ gây nghiện của cà phê, bạn có thể ở đầu như sau.
Millions of  Americans are physically addicted to caffeine – and most of them don’t even know it.
Có hàng triệu người Mỹ nghiện caffeine – và hầu hết trong số họ thậm chí không biết điều đấy….
  • Dùng một quan điểm mạnh hay nhắc tới lời của người có chức vụ cao (Strong opinion or position)
Một quan điểm mạnh mẽ khiến người đọc tập trung và chú ý nhiều hơn đến bài viết. Đừng rụt rè trong việc khẳng định quan điểm, miễn là bạn có cơ sở và luận điểm đủ thuyết phục, hãy nói thật chắc chắn về nó.
Ví dụ: Khi viết một bài viết về chủ đề sự cách tân và đổi mới tư duy trong công việc. Chúng ta có thể lựa chọn một câu nói của những doanh nhân nổi tiếng:
Steve Jobs said that “Innovation distinguishes between a leader and a follower” and now this thinking is one of the most important lessons for young businessmans.
Steve Jobs từng nói, “Sự cách tân là ranh giới phân biệt giữa những người tiên phong và những kẻ theo sau” và ngày nay, suy nghĩ này là một trong những bài học quan trọng nhất cho những doanh nhân trẻ.
  • Dùng một câu hỏi (A question)
Một câu hỏi luôn cần câu trả lời và gây sự tò mò, nên nếu bạn bắt đầu mở bài của mình bằng một câu hỏi, người đọc sẽ tiếp tục đọc để tìm câu trả lời.
Ví dụ: Khi bạn mở bài cho một bài viết với chủ đề về sự thay đổi của Hà Nội trong 20 năm qua. Để tạo sự thú vị, bạn có thể sử dụng một câu hỏi để mở đầu
“Why were we born?” is an interesting question and many people are trying to find out the answer for this question…
“Tại sao chúng ta được sinh ra?” là một câu hỏi thú vị mà nhiều người đang cố gắng tìm ra câu trả lời…
Sau cùng, trước khi viết một mở bài, cần suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi sau đây:
  • Mình biết gì về đối tượng độc giả? Cách mở bài nào sẽ có tác dụng nhất với họ?
  • Mục đích của bài luận văn này là gì? Quan điểm nào cần nêu rõ? Mở bài có thể giúp mình nêu bật ra quan điểm ấy như thế nào?
  • Làm sao để gây sự chú ý của độc giả?
  • Làm thế nào để thể hiện câu chủ đề của bài luận?
  • Làm sao để độc giả hình dung được những gì bài luận sẽ đề cập đến?

    Đọc thêm tại:
    hoc toeic online
    ôn thi toeic
    luyện thi toeic online miễn phí

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Một số bí quyết học tiếng Anh hiệu quả

Làm sao để học tiếng Anh bao nhiêu năm mà chưa giỏi nhỉ? Cùng chia sẻ một số bí quyết học tiếng Anh hiệu quả nhé.

  1. Cách học tiếng Anh qua bài hát:
Chắc chắn các bạn thường rất thích nghe nhạc, nhất là các thể loại nhạc Hàn hay nhạc Anh, Mỹ,…Vậy sao chúng ta không tận dụng học tiếng Anh ngay cả khi đang giải trí nhỉ? Bạn cảm thấy thật đau khổ mỗi khi cắm tai nghe và nghe những bài Listening nhàm chán mà thậm chí các bạn không thể hiểu nội dung. Còn gì tuyệt hơn nếu vừa nghe nhạc, ngân nga theo giai điệu thoải mái mà lại học luôn được cả tiếng Anh phải không? Đây là phương pháp luyện nghe của rất nhiều bạn trẻ bởi việc học tiếng Anh chỉ thực sự hiệu quả khi bạn không còn nghĩ là mình đang học và mệt mỏi với nó.
  1. Cách học tiếng Anh bằng hình ảnh:
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trí não con người dễ tiếp nhận thông tin về mặt hình ảnh nhiều hơn gấp 25 lần so với ngôn từ. Vậy nên đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bạn luôn “khổ sở” trong cuộc chiến từ vựng. Bởi cách học tiếng Anh hiệu quả nhất vẫn phải là phương pháp không có áp lực nặng nề hay dấu chân của sự căng thẳng. Việc học tiếng Anh bằng hình ảnh thực sự hiệu quả, giúp bạn nhớ từ vựng lâu hơn và dễ dàng hơn.
  1. Cách học tiếng Anh qua phim ảnh:
Bạn thường xem những bộ phim Âu Mỹ nhưng lại luôn phải nhìn Vietsub liên tục? Bật mí với bạn điều này, chính lúc bạn xem phim hãy tận dụng luôn thời gian đó để học tiếng Anh. Đây là cách học tiếng Anh hiệu quả rất tích cực. Vì sao? Trong phim tiếng Anh được sử dụng sẽ ở dạng giao tiếp chuẩn của họ, vậy tức là bạn hoàn toàn có thể “bắt chước” được từ giọng điệu cho đến những cấu trúc họ sử dụng. Phải chăng nói tiếng Anh như người bản xứ luôn là niềm mơ ước của các bạn? Vậy không ngần ngại nữa, bạn hãy bắt tay thực hành phương pháp này nhé!
  1. Cách học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề:
Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ không học từ vựng một cách tràn lan chưa? Đây là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ gặp rắc rối lớn trong quá trình học tiếng Anh của mình vì việc học tràn lan từ vựng không đồng nhất về chủ đề khiến các bạn dễ nhầm lẫn và dẫn tới trình trạng thuộc từ này quên từ kia. Cách học tiếng Anh hiệu quả giúp các bạn nhớ từ vựng vừa nhanh và hiểu sâu từ, đó là học từ vựng theo chủ đề. Ví dụ bài từ vựng liên quan đến những chủ đề khác nhau như “Công việc” , “Thời trang” hay “Du lịch” …là những từ vựng cơ bản nhất giúp giao tiếp đơn giản hàng ngày. Lợi ích của nó là bạn có thể bao quát toàn bộ từ vựng trong một vùng nhất định sau đó mới chuyển sang khu vực khác, thay vì bạn thường đi mỗi vùng và nhặt một vài từ rồi sau đó quên mất những từ trước đó.
  1. Cách học tiếng Anh qua thành ngữ, tục ngữ:
Cách học tiếng Anh này khá nhanh và áp dụng được trong quá trình giao tiếp nên đây là cách học mà nhiều bạn trẻ, nhất là các du học sinh đã áp dụng thành công để rèn luyện khả năng giao tiếp cải thiện hiệu quả bất ngờ. Cũng như trong tiếng Việt thì thành ngữ, tục ngữ hay được sử dụng khi giao tiếp như một cách thể hiện ngắn gọn, ẩn dụ hơn. Tuy nhiên, cách học này phù hợp nhất cho những bạn sau khi đã có nền tảng tiếng Anh vững vàng từ 4 phương pháp trên! Bạn chưa thể bắt đầu ngay khi vốn từ vựng chưa có gì và khả năng nghe đang ở mức chưa tốt. Vậy nên hãy cùng nhau bắt đầu từ cách học đơn giản nhất và kiên trì cho tới khi thành công nhé!
Đọc thêm tại:

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

13 linking verb hữu dụng trong tiếng Anh

Để đạt điểm cao trong bài viết tiếng Anh, tính liên kết giữa các câu, đoạn là yếu tố không thể thiếu. 13 linking verb hữu dụng trong tiếng Anh dưới đây được coi như những bí kíp giúp bạn làm được điều đó.

Xem thêm bài viết: 



1. On the other hand – mặt khác, tuy nhiên, còn
Dùng để chỉ sự khác biệt so với vấn đề đã đề cập trước đó.
Ví dụ:
My husband only likes classical music – I, on the other hand, like all kinds.
Chồng tớ chỉ thích nhạc cổ điển – còn tớ thì lại thích tất cả các loại.
2. Provided that – với điều kiện là
Ví dụ:
He’s welcome to come along, provided that he behaves himself.
Anh ta được chào đón tới, với điều kiện là anh ta phải biết cư xử đúng mực.

3. Not to mention/to say nothing of – chưa kể đến
Ví dụ:
The war caused unprecedented suffering to millions of people, not to mention its impact on the country’s economy.
Chiến tranh đã gây ra thảm họa chưa từng có cho hàng triệu người, chưa kể đến nó còn ảnh hưởng tới nền kinh tế.
4. Not only… but also – không những … mà còn
Ví dụ:
She is not only working hard but also intelligent and kind.
Cô ấy không những làm việc chăm chỉ mà còn thông minh và nhân hậu.
Ví dụ:
Then again, it’s possible that he was being paid to say this.
Có nghĩa là, có thể anh ta đã được trả tiền để nói điều này.
5. In view of/in light of – rõ ràng là
Được dùng khi nói về điều gì đó đã được chứng minh rõ ràng.
Ví dụ:
In light of the evidence from Mr David Mantas and Mr David Kilgour ‘s report, we have a better understanding of Falun Gong practitioners’ organ harvesting.
Trước chứng cứ rõ ràng từ báo cáo của ông David Mantas và David Kilgour, chúng tôi đã có hiểu biết sâu sắc hơn về việc mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công.

6. What’s more – hơn nữa
Ví dụ:
What’s more, this isn’t the only evidence that supports this hypothesis.
Hơn nữa, đây không phải là bằng chứng duy nhất ủng hộ giả thiết này.
7. With this in mind – với suy nghĩ này, theo hướng này
Ví dụ:
With this in mind, let’s look at a more recent study to see how the results compare.
Theo hướng này, chúng ta hãy xem thêm một nghiên cứu gần đây để xem kết quả so sánh ra sao.
8. That is to say – điều đó có nghĩa là
Nhằm cùng cấp thêm thông tin chi tiết.
Ví dụ:
Our friends, that is to say our son’s friends, will meet us at the airport.
Bạn của chúng ta, tức là bạn của con trai chúng ta, sẽ gặp chúng ta ở sân bay.


9. Not with standing – mặc dù, tuy thế mà
Ví dụ:
Not with standing some members‘ objection, I think we must go ahead with the plan.
Mặc dù có sự phản đối của một vài thành viên, tôi nghĩ chúng ta vẫn phải tiếp tục kế hoạch.
Ví dụ:
That said, much of the evidence is unreliable at best.
Điều đó chứng tỏ rằng, rất nhiều bằng chứng không hẳn là đáng tin cậy.
10. Then again – điều đó chứng tỏ rằng, có nghĩa là

11. To give an illustration – ví dụ
Ví dụ:
To give an illustration of what I mean, let’s look at the case of Marry.
Ví du cho những gì tôi định nói, hãy xem trường hợp của Marry.
12. That said – điều đó chứng tỏ rằng

13. In the end – cuối cùng
Ví dụ:
We were thinking about going to Quang Binh, but in the end we went to Ha Long Bay.

Chúng tôi đã định đi Quảng BÌnh, nhưng cuối cùng chúng tôi đi vịnh Hạ Long.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chủ đề: Đồ ăn nhanh

Vốn là nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực phương Tây, đồ ăn nhanh (fast food) từ khi du nhập vào Việt Nam, chúng ngày càng phổ biến và là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu những từ vựng thuộc chủ đề này qua bài học dưới đây nhé!
Vật dụng
(Paper) napkin (n) – (/’peipə(r)/)  /’næpkin/: khăn giấy ăn
Menu /’menju:/: thực đơn kèm theo giá
Paper cups /’peipə(r) kʌps/: cốc giấy
Price list /prais list/: bảng giá
Straw /strɔ:/: ống hút
Tray /trei/: cái khay, cái mâm
Dispasable spoon /di’spəʊzəbl spu:n/: thìa dùng một lần
Wrapping paper /’r æpiŋ ’peipə(r)/: giấy gói

Chicken nuggets
 / ˈtʃɪkɪn ˈnʌɡɪt/: gà viên chiênMón ăn
Chili sauce /ˈtʃɪli sɔːs/: tương ớt
Condiment kɑːndɪmənt/: đồ gia vị
(Salad) dressing /ˈdresɪŋ/: nước sốt thêm vào salad

Fried chicken
 /fraid ˈtʃɪkɪn/: gà ránFrench fries
 /frentʃ  frais/: khoai tây chiên
Hamburger/ burger /’hæmbɝːgə(r)/  /ˈbɜːɡə(r)/: bánh kẹp
Hash brown /hæʃ braʊn/: bánh khoai tây chiên
Pastry /ˈpeɪstri/: bánh ngọt
Hot dog /ˈhɑːt dɔːɡ/: một loại xúc xích dùng với bánh mỳ dài
Ketchup/ tomato sauce /ˈketʃəp/ /təˈmeɪtoʊ sɔːs/: tương cà
Mustard /ˈmʌstərd/: mù tạt
Mayonnaise /ˈmeɪəneɪz/: xốt mai-o-ne, xốt trứng gà tươi
Pizza /’pi: tsə/: bánh pi-za
Sausage /ˈsɒsɪdʒ/: xúc xích
Sandwich /ˈsænwɪtʃ/: bánh xăng-quit, bánh mỳ kẹp
Salad sæləd/: rau trộn
Đồ uống và tráng miệng
Beverage /ˈbevərɪdʒ/: đồ uống (ngoại trừ nước)
Bubble tea/ pearl milk tea/ bubble milk tea/ boba juice/ bobi /ˈbʌbl ti:/: trà sữa chân trâu
Canned/Tinned drink /kænd /tɪnd drɪŋk /: thức uống đóng lon
Cappuccino /ˌkæpuˈtʃiːnoʊ/: cà phê được pha với sữa nóng, sữa được đánh bông lên tạo bọt nhỏ và thường được rắc một lớp bột sô cô la lên trên
Cocktail /ˈkɒkˌteɪl/: đồ uống hỗn hợp của rượu nước trái cây, sữa, hoặc thảo dược…
Cola /ˈkoʊlə /: coca cola
Black Coffee /blæk ˈkɑːfi/: cà phê đen
Filter coffee /ˈfɪltər ˈkɑːfi/: cà phê phin
Instant coffee /ˈɪnstənt ˈkɑːfi/: cà phê hòa tan
White coffee /waɪt ˈkɑːfi/: cà phê sữa
Skinny coffee /ˈskɪni ˈkɑːfi/: cà phê ít chất béo
Latte /ˈlɑːteɪ/: một loại cà phê của Ý, dùng với nhiều sữa và có 1 lớp váng bọt sữa trên cùng
Fruit juice /fru:t ʤu:s /: nước trái cây
Rambutan juice /ramˈb(j)uːt(ə)n dʒuːs/: nước chôm chôm
Coconut juice /ˈkəʊkənʌt dʒuːs /: nước dừa
Tamarind juice/ˈtam(ə)rɪnd dʒuːs/: nước me
Iced tea /aist ti:/: trà đá
Mineral water /’minərəl ˈwɔːtə(r)/: nước khoáng
Milkshake /ˈmɪlkʃeɪk/: sữa lắc
Lemonade /,lemə’neid/: nước chanh
Soda /ˈsoʊdə/: nước sô-đa
Soft drink /sɒft drɪŋk/: thức uống có ga, nước ngọt
Sparkling water /ˈspɑːrklɪŋ ˈwɑːtər/: nước uống có ga, nước ngọt
Sugar-cane juice /ʃʊɡər ˈkeɪn ʤu:s/: nước mía
Still water /stil ˈwɔːtə(r)/: nước không ga
Smoothie /ˈsmuːði/: sinh tố
Squash /skwɔʃ/: nước ép
Apple squash /ˈap(ə)l skwɔʃ/: nước ép táo
Dragon fruit squash /ˈdraɡ(ə)n fruːt skwɔʃ/: nước ép thanh long
Tea /ti:/: trà
Dessert /dɪˈzɜːrt/: món tráng miệng
Dessert wading in water / dɪˈzɜːrt ˈweɪdɪŋ in ˈwɑːtə(r)/: chè trôi nước
Pomelo Sweet Soup /ˈpɑːməloʊ swiːt suːp/: chè bưởi
Yogurt /ˈjoʊɡərt/: sữa chua
Jackfruit yogurt /ˈdʒækfruːt ˈjoʊɡərt/: sữa chua mít
Coconut jelly /ˈkəʊkənʌt ˈdʒeli/: thạch dừa
Ice – cream /ˌaɪs ˈkriːm/: kem
Từ vựng khác
Combo /ˈkɑːmboʊ/: suất, gói
Carry-out / Takeaway /ˈkæri aʊt / /ˈteɪkəweɪ/: mua mang đi
Drive-through /ˈdraɪv θruː/: nhà hàng được phục vụ mà không phải ra khỏi xe
Eat in /iːt in/: ăn tại chỗ, ăn tại cửa hàng
Franchise /ˈfræntʃaɪz/: nhượng quyền thương mại, nhượng quyền kinh doanh
Guest /ɡest/: khách
Waiter /ˈweɪtər/: người phục vụ nam
Home delivery /hoʊm dɪˈlɪvəri/: giao hàng tận nơi
Sides / saɪds/: món ăn phụ
Street stand /striːt stænd/: xe/ quầy bán thức ăn dựng trên đường
Reheat /ˌriːˈhiːt/: hâm nóng lại
Fast food /fæst fuːd/: đồ ăn nhanh
Junk food /dʒʌŋk fuːd/: đồ ăn vặt