Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Mẹo cực hay cho kì thi TOEIC (P2)

Mẹo cực hay cho kì thi TOEIC (P2)

NGUYÊN TẮC 2: Có đảo ngữ thì là... đảo ngữ!

Lại một cái tiêu đề nghe khó hiểu nữa phải không các bạn? Nguyên tắc này dùng khi gặp câu đảo ngữ.
Ý nói là nếu khi làm trắc nghiệm bạn gặp trong 4 chọn lựa có 2,3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu có đảo ngữ đó.>> ngữ pháp toeic

Ví dụ 1

Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree               
B. agree I
C. I agree
D. I will agree
Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì lọaị dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A.  

Ví dụ 2

__________ you, I’d think twice about that decision. It could be a bad move.
A.  If I had been                        
B. Were I
C. Should I be              
D. If I am
Cũng không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là B và C, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này, lúc này mới nhìn lên câu đề, đoạn sau thấy có 'd là viết tắt của would của câu điều kiện loại 2 nên chọn B ( were)
Đáp án sẽ nằm trong các phương án trả lời có đảo ngữ.

Cách chọn câu trả lời

Chúng tôi giới thiệu hai loại câu hỏi thông dụng và cách trả lời:

1. Hoàn chỉnh câu (Sentence completion)

Đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hay cụm từ hoặc mệnh đề. Thí sinh sẽ chọn trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là chính xác để hoàn tất câu hợp với cú pháp và hợp lý nhất.
Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ (A, B, C hoặc D) thích hợp nhất cho khoảng trống của câu (Choose the word or phrase (A, B, C, or D) that best fits the blank space in the sentence).
Last week, when John arrived at the airport, the plane __________.
A. took off.
B. had taken off.
C. will take off.
D. takes off.
Đáp án đúng là B. Ta dùng thì past perfect (quá khứ hoàn thành) ở đây để chỉ một hành động xảy ra trước một hành động khác ở trong quá khứ. Tuần trước, khi John đến phi trường thì phi cơ đã cất cánh (hành động xảy ra trước: phi cơ cất cánh - ở thì quá khứ hoàn thành; hành động sau: John đến phi trường - ở thì quá khứ đơn).
Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần chú ý:
  • Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để có khái niệm về những thiếu sót của câu. Cái "liếc" này thường có thể giúp ta phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order...
  • Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu: Có bao nhiêu mệnh đề trong câu? Mỗi mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ hay chưa? Đã có liên từ kết nối các mệnh đề với nhau? Còn phần nào thiếu sót?...
  • Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án:
    • Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh.
    • Bao gồm những từ hay cụm từ không cần thiết.
    • Một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.

2. Nhận diện sai sót (Error identification)

Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới (underline). Thí sinh sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh.
Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, cần phải điều chỉnh lại cho đúng (Choose the underlined word or phrase (A, B, C, or D) that needs correcting).
In North American cultural(A), men do not kiss(B) men when meeting(C) each other. They shake hands(D).
Với câu này, ta chọn đáp án A vì cutural là tính từ, trong khi ở vị trí này phải là danh từ: culture.
Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần lưu ý:
  • Đừng bao giờ chỉ tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu.
  • Không trả lời câu hỏi cho đến khi đã đọc toàn bộ cả câu.
Với câu hỏi tương đối dễ, thí sinh có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót ngay, hãy đọc lại toàn câu và lần này, hãy chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới. Thông thường, trong cách đọc hằng ngày, chúng ta có thói quen liếc nhanh qua các "tiểu từ" như mạo từ, giới từ vì những từ này không chứa thông tin. Tuy nhiên, trong bài thi trắc nghiệm, đây là những phần có thể chứa sai sót nên ta cần lưu ý.

Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

  • Theo đúng hướng dẫn: đọc kỹ các hướng dẫn về làm bài thi.
  • Đọc hết toàn bộ từng câu hỏi và tất cả các chọn lựa của đáp án trước khi chọn câu trả lời.
  • Trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Với những câu hỏi mà ta không biết câu trả lời chính xác thì các bạn cũng phải nên đoán.
  • Chọn câu trả lời tốt nhất trong các đáp án được câu hỏi đưa ra. Có thể bạn nghĩ rằng câu trả lời đúng không nằm trong số những đáp án đưa ra, nhưng bạn bị giới hạn là chỉ được chọn lựa đáp án tốt nhất trong số đáp án đã cho mà thôi.
  • Không nên phí thời gian cho một câu hỏi nào đó, hoặc chưa hiểu rõ, hoặc quá khó. Nếu chưa trả lời được ngay thì nên bỏ qua để làm những câu kế tiếp. Sau đó, nếu còn thời gian sẽ làm trở lại những câu đã bỏ qua nói trên. Nhớ ghi số thứ tự của câu đã bỏ qua vào giấy nháp để dễ nhận diện. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời.
  • Đọc câu nào thì trả lời ngay câu ấy. Tránh cách làm bằng việc trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới tô vào bản trả lời, vì đôi lúc sẽ rất cập rập vào giờ chót nên sẽ tô lộn xộn trên phiếu trả lời.
  • Phải đánh dấu câu trả lời theo đúng hướng dẫn và đúng với số thứ tự của câu trên bản trả lời: Dùng bút chì đen tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái đã chọn trên phiếu trả lời. Cần lưu ý là phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô (không dùng gạch chéo hay đánh dấu). Chẳng hạn, nếu ta đang làm câu số 9 và chọn C là phương án đúng thì ta tô đen ô C trên dòng số 9 của phiếu trả lời:
  • Nên nhớ là không tô 2 ô cho cùng một câu vì đề thi năm 2007 chỉ cho một phương án đúng cho một câu. Thí dụ như câu trên, nếu đã chọn và tô đen đáp án C rồi thì không tô thêm ô nào nữa. Trong trường hợp tô nhầm ô hay muốn đổi phương án trả lời, thì phải tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới được chọn.
  • Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên tập tô thử các ô trước ở nhà. Thông thường, các thí sinh hay gọt sẵn những cây viết chì loại 2B (theo quy định) nhọn hoắt, nên khi tô vào ô mất nhiều thời gian. Nếu ta tô trước cho đầu nhọn bút chì hơi tà đi thì khi tô trọn ô rất nhanh. Các bạn có thể tiết kiệm được vài ba giây hoặc thậm chí 5 - 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 10 câu ta có thể có thêm thời gian làm được 1 hay 2 câu nữa. Nên nhớ khi đi thi, thời gian là tối quan trọng.
  • Việc dùng cục tẩy cũng cần lưu ý. Thí sinh nên dùng cục tẩy rời mà không sử dụng cục tẩy của cây viết chì vì động tác quay cây viết để tẩy cũng làm mất thì giờ. Tốt nhất là một tay cầm viết, một tay cầm cục tẩy. Nếu tay phải viết thì tay trái cầm cục tẩy (và ngược lại) để thấy sai là tẩy ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Một trong những châm ngôn khi học tiếng Anh mà chúng ta cần ghi nhớ là phải "Thực hành, thực hành và thực hành" (Practice, practice, and practice). Ở phần luyện thi trắc nghiệm thì các bạn nên tìm cách làm thêm thật nhiều bài thi trắc nghiệm càng tốt.

Mẹo cực hay cho kì thi TOEIC

Mẹo cực hay cho kì thi TOEIC

Sau đây là một số mẹo cực hay để làm bài thi TOEIC, hy vọng sẽ có ích cho các bạn đang chuẩn bị thi lấy

Chứng chỉ TOEIC

NGUYÊN TẮC 1: Khác thì bỏ!

Nguyên tắc này nghe hơi kỳ quái phải không các bạn? Tôi cũng xin nói rõ trước là nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các bạn đã vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết.
Giải thích:
Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.
Cách thức áp dụng:
Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2  

Ví dụ 1

A. She has to ____
B. She has to ____
C. She had to ____
D. She has to ____
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp:
A. She has to have it taken ____
B. She has to have it taken  ____
C. She had to ____
D. She has to have it to take ____
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.

Ví dụ 2

I / have / stay / uplate / lastnight / learn / lessons.
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A, D 
A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau had to mà dùng động từ them ed , còn lại đáp án là B .

Ví vụ 3

They / prefer / classical music /pop music.
A. They prefer classical music than pop music.
B. They prefer classical music to pop music.
C. They prefer to classical music than pop music.
D. They would prefer classical music than pop music.
Câu C và D khác nên loại, còn A và B thì xét tiếp thấy khác nhau chỗ TO và THAN , nếu biết được cấu trúc : prefer đi với TO thì ta chọn còn nếu không biết thì …"úm ba la" chọn đại 1 trong 2 câu, xác xuất 50-50
Vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng nên cần nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc này trong 2 trường hợp sau đây :
  • Không kịp giờ
  • Không hiểu gì về câu đó
Khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.

Tham khảo thêm:

Những điều “nên” và “không nên” khi thi TOEIC

Những điều “nên” và “không nên” khi thi TOEIC

Chứng chỉ TOEIC là một chứng chỉ được hầu hết các công ty nước ngoài, các ngân hàng, các tập đoàn và công ty chứng khoán, tài chính... yêu cầu khi các bạn có ý định “apply” vào công ty họ vì đây là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế uy tín thế giới, đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường toàn cầu. Như vậy chúng ta có thể thấy điểm TOEIC rất quan trọng, nhất là đối với những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Sau đây là một số lời khuyên giúp các bạn chuẩn bị và tham dự tốt kì thi này:

Nên

Chuẩn bị

1. Ghi lại các hoạt động hàng ngày bằng tiếng Anh

Bạn nên có một quyển sổ và hãy ghi lại bất cứ hoạt động hằng ngày của bạn bằng tiếng Anh. Bạn có thể viết về cách ôn bài, những từ mới nào bạn thích và lý do tại sao, hay như viết về thầy cô nào mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn đang học cùng bạn mình, hai bạn có thể soạn ra một danh sách các chủ đề viết và viết ba lần mỗi tuần. Hai bạn sẽ kiểm tra lỗi của nhau. Việc soát lỗi sẽ giúp bạn ôn luyện cho phần V và VI.

2. Sử dụng những trang web miễn phí

3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

Một trong những phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo tiếng Anh thực tiễn. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo; chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông,….Tốt nhất là bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập với mình. Các bạn có thể tập đặt ra những câu hỏi và trả lời với nhau.

4. Đặt ra những câu hỏi

Đừng bao giờ ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi. Ở những lớp ôn TOEIC, câu hỏi của bạn hãy của những học viên khác đều làm cho những người khác vỡ vạc ra được nhiều điều. Trong trường hợp giáo viên không rảnh rỗi thì những người bạn chính là những người giúp bạn giải đáp thắc mắc tốt nhất.

Khi tham dự kì thi

1. Chú ý về thời gian làm bài thi

Khi ôn luyện, bạn phải luôn luôn quan tâm tới thời gian làm bài. Không bao giờ cho phép mình làm bài vượt quá thời gian quy định.
Khi thi, bạn cần đặc biệt chú trọng tới bài Đọc. Bạn có 75 phút để làm phần V, VI, VII. Nhiều thí sinh dành nhiều thời gian nhất cho phần V và VI vì họ nghĩ hai phần này là khó nhất. Thực tế thì bạn không nên dành quá 30 phút cho hai phần này mà nên dành khoảng 40 phút cho phần cuối cùng vì đây là phần có thang điểm cao nhất. Tặng các bạn tài liệu luyện thi toeic

2. Nghe thật nhanh

Khi ôn luyện, bạn không nên tạo cho mình thói quen tua lại băng bởi vì trong khi thi thật bạn không thể tự mình điều khiển được tốc độ chạy của băng. Thậm chí giữa các câu hỏi bạn cũng không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Trong trường hợp bạn không tìm ra câu trả lời thì bạn hãy cố gắng đoán, rồi nhanh chóng chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Đừng nên xem lại các câu trả lời trước trong khi chờ đợi câu hỏi tiếp theo.

3. Suy đoán – phương án cứu cánh cuối cùng

Trong lúc làm bài, nếu không biết chắc câu trả lời, bạn có thể dùng biện pháp loại trừ hay suy đoán để chọn ra một phương án bạn cho là hợp lý nhất. Tuyệt đối không bỏ trống câu nào. Bởi bạn vẫn có 25% đúng trong câu hỏi đó. Nếu biết chắc chắn một hoặc hai phương án sai, thì cơ hội đúng của bạn còn tăng hơn nữa.

Không nên

1. Dịch sang tiếng Việt

Việc dịch ra tiếng Việt tốn rất nhiều thời gian. Rất hiếm khi thí sinh được thêm giờ trong các bài thi TOEIC. Nếu bạn không biết nghĩa của từ, hãy nhìn vào văn cảnh trong câu và các từ xung quanh để đoán nghĩa bởi bạn không được phép mang từ điển vào phòng thi.

2. Quá căng thẳng

Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trước kỳ thi TOEIC do học nhiều hay do kỳ vọng quá lớn vào bản thân thì bạn phải học cách cân bằng lại trạng thái của mình. Trước khi thi, bạn hãy hít một hơi thật sâu và tự nhủ là mình sẽ cố gắng hết sức. Giữa hai phần thi Nghe và Đọc, bạn cũng có thể hít thật sâu một lần nữa để giữ tập trung.

3 . “Học gạo”

Bạn đừng bao giờ “học gạo”, tức là học nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thi. Một tuần trước ngày thi là khoảng thời gian để ôn tập và củng cố lại kiến thức chứ không phải là lúc bạn nhồi vào đầu mình những kiến thức mới. Hãy ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi. Vào ngày thi, bạn nên tận hưởng một bữa ăn ngon miệng và nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi thi.
Tham khảo thêm:

Chiến thuật Nghe – Đọc khi thi TOEIC

Chiến thuật Nghe – Đọc khi thi TOEIC

Chứng chỉ TOEIC đang được đưa vào làm chuẩn đầu ra cho sinh viên ở các trường Đại học và ngưỡng cửa vào làm tại các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết thi Nghe và Đọc chứng chỉ TOEIC để đạt được điểm số thật cao nhé!

“Chiến thuật phòng thi” giúp bạn tác chiến khi chuẩn bị “lên thớt”:

Phần Nghe (Listening):

Trong Part 1 và Part 2 của phần Nghe, bạn không cần tuân thủ bất cứ mẹo thi toeic  nào, chỉ cần cố gắng làm theo các thủ thuật đã được thầy cô hướng dẫn khi ôn thi. Đó là: Trả lời câu hỏi trực tiếp lên tờ giấy Answer Sheet của mình và nếu có câu hỏi nào bạn không biết đáp án, hãy chọn ngẫu nhiên một câu trả lời và đừng có “lăn tăn” suy nghĩ gì thêm về câu trả lời đó, hãy trả lời nhanh nhất trong khả năng có thể bởi bạn sẽ không có cơ hội hay thời gian để quay lại xem xét những phần này.

Part 3 và Part 4 của phần Nghe thường không dễ nhằn nên các bạn phải cực kì cẩn thận. Theo kinh nghiệm của tớ, hãy đọc trước 3 câu hỏi và cố gắng đọc được càng nhiều các đáp án trên tờ đề thi càng tốt trước khi cuộc đối thoại vang lên. Quy tắc cứ 3 câu hỏi là 1 hội thoại – bạn nhớ nhé.

Để tiết kiệm thời gian và tập trung trong part này, ĐỪNG trả lời ngay trên tờ Answer Sheet của mình, hãy khoanh tròn đáp án mà bạn lựa chọn trên tờ đề thi trong khi băng vẫn ĐANG chạy. Khi hội thoại kết thúc, nhanh chóng khoanh tròn 3 câu trả lời lên tờ Answer sheet. Lập tức đọc 3 câu hỏi tiếp theo và những đáp án của chúng trong khi băng đang đọc 3 câu hỏi cho đoạn hội thoại trước đó.

Nếu bạn không thể trả lời được một vài câu hỏi trong khi băng đang chạy thì đừng dành thêm chút thời gian nào cho chúng sau khi cuộc hội thoại kết thúc. Hãy dùng thời gian đó để đọc 3 câu hỏi tiếp theo, sẽ hữu ích và hiệu quả hơn rất nhiều. Sau khi phần Nghe kết thúc, bạn có thể quay lại những câu hỏi chưa trả lời được và đoán đáp án. Thường chúng mình có thể nhận thấy một vài đáp án được đưa ra là sai và từ đó thực hiện phương pháp loại trừ.>> luyện nghe toeic

Phần Đọc (Reading)

Điều quan trọng nhất trong phần Đọc là thời gian phân bổ cho từng phần. Gợi ý khung chia thời gian cho từng phần được coi là khá lí tưởng khi làm phần Đọc: Part 5 (40 câu hỏi) + Part 6 (12 câu hỏi): 30 phút; Part 7 (48 câu hỏi): 40 phút.

Để làm tốt phần đọc này, bạn nên đọc nhanh các câu hỏi và câu trả lời trước khi đọc các đoạn văn hay tài liệu được cho. Một số bạn nghĩ rằng, không nên đọc toàn bộ đoạn văn hay tài liệu để tiết kiệm thời gian, nhưng để trả lời câu hỏi, bạn cần phải đọc và hiểu bản chất sự việc, câu trả lời chính xác nhất dành cho người kiên nhẫn nhất.

Nếu bạn sắp hết thời gian và đang ở tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì có thể qua phần đọc đoạn văn, tìm kiếm những câu hỏi (ví dụ như những câu hỏi về tự vựng) và chọn ngẫu nhiên một đáp án cho các câu hỏi khác. Nhớ rằng trong bài thi TOEIC, trả lời sai sẽ không bị trừ điểm, đoán đáp án sẽ cho bạn 25% khả năng đúng, dù sao thì 25% mong manh vẫn còn hơn 0% chắc chắn nếu như bạn bỏ trống các câu hỏi đó.

Có thể nói, khi bước vào phòng thi TOEIC, đối thủ lớn nhất mà bạn cần đánh bại chính là THỜI GIAN. Vậy nên hãy sử dụng thật hiệu quả từng giây từng phút trôi qua trong thời gian thi để có thể thi thố được càng nhiều và hiệu quả các kĩ năng, kiến thức của mình nhất.>> kinh nghiệm thi toeic

Cách khắc phục 3 điểm yếu thường gặp phải khi luyện nghe TOEIC

  • mẹo thi toeic
  • Cách khắc phục 3 điểm yếu thường gặp phải khi luyện nghe TOEIC
  • Khả năng nghe hiểu các bài nghe trong bài thi TOEIC của bạn không tốt, điều này xuất phát từ đâu và làm thế nào để khắc phục chúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
  • 1. Thiếu từ vựng: 
    Từ vựng là nền tảng của việc học tiếng Anh, đặc biệt là đối với bốn kỹ năng tiếng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Chúng ta thường nghe tục ngữ rằng “lời nói gió bay”, trong khi đó, TOEIC lại “bay” rất nhanh, phần đọc có thể đoán mò chứ phần nghe rất khó đoán nếu chúng ta có vốn từ vựng hạn chế.  Một vốn từ vựng chắc sẽ giúp các bạn an tâm và làm bài chính xác, hiệu quả hơn. Vậy thì làm sao để tăng vốn từ? Và học từ vựng ở tài liệu nào?>> 
    Một cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ đi thi TOEIC chính là cuốn sách “600 essential words for the TOEIC”. Giống như tên của nó – “600 từ thiết yếu” – bạn phải có ít nhất 600 từ trong sách để có thể đi thi. Sách chia làm 50 chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 12 từ. Điểm được đánh giá rất cao ở cuốn này là bài tập phong phú, các bài tập đều bám sát chủ đề và các từ cần học. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng lại các từ đã học trong những bài sau để giúp chúng ta vừa ôn từ vừa học từ trong ngữ cảnh mới, giúp ghi nhớ sâu sắc hơn. Một điểm các bạn cần lưu ý là mặc dù tác giả ghi 600 từ nhưng thật ra còn phần word family cũng rất quan trọng . Vì vậy vốn từ thật sự các bạn thu được từ cuốn sách này cũng không dưới 1000 từ.
    Sau khi học cuốn 600 từ, nếu muốn nâng cao thêm các bạn có thể đọc sách “Hackers TOEIC Reading”. Đây là một trong những giáo trình mới nhất và hay nhất hiện nay về TOEIC. Nếu gọi “600 essential words for the TOEIC” là cuốn sách kinh điển thì “Hackers TOEIC Reading” xứng đáng là cuốn sách từ điển vì độ dày và mức độ bao phủ của nó. Từ vựng trong sách rất phong phú và đa dạng. Điểm đặc biệt là phần cuối sách có liệt kê các từ thường hay xuất hiện trong đề thi thật, và còn đánh dấu những từ nằm ở đáp án. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là sách này hoàn toàn bằng tiếng Anh, số lượng từ vựng rất lớn (nhiều mục không có chú thích nghĩa), việc học có thể dễ gây nản nếu học không đúng cấp độ hoặc không có người hướng dẫn.

    2. Yếu phát âm: 
    Nếu bạn phát âm sai, làm sao bạn có thể nghe đúng được? Do cách học ở phổ thông chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng nên chúng ta ít được học phát âm. Một từ nếu nằm trên giấy thì bạn có thể hiểu nghĩa nhưng nếu chúng ta nghe thì có thể sẽ không biết đó là từ gì.
    Một điểm cần lưu ý với các bạn là ngoài việc học phát âm (tức cách cử động các vị trí như miệng, lưỡi,… để tạo âm) thì chúng ta nên học phiên âm quốc tế. Khác với Tiếng Việt, tiếng Anh không thể đánh vần thành âm được, mỗi từ lại có cách phát âm khác nhau và không theo qui luật, ví dụ như “gear” đọc là “/ɡɪə/” (tương tự chữ “ghia” tiếng Việt) và “bear” đọc là “/beə(r)/” (tương tự chữ “be” trong tiếng Việt). Do đó, chúng ta nên học phiên âm quốc tế để có thể nhìn vào từ điển và biết cách phát âm chính xác nhất. Ngoài ra, khi học phát âm, những hiện tượng như luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược cũng nên chú ý vì phần Listening cũng có những hiện tượng này, nếu không quen có thể không nghe được mặc dù các từ đơn lẻ chúng ta đều biết.
    Bạn có thể tham khảo giáo trình Pronunciation Workshop . Đây là tập hợp video dạy phát âm, cho nên những âm trong đó sẽ ở dạng cơ bản nhất, thuần túy nhất, nếu chúng ta nắm thật vững được cái cơ bản nhất chúng ta sẽ dễ dàng tiến xa. Mỗi video bạn có thể xem đi xem lại 2, 3 lần. Thêm nữa, trước kì thi bạn cũng mở ra xem và tập nói theo (mặc dù đã học và biết cách phát âm trước đó rồi). Tập như vậy sẽ giúp các bạn phát âm tốt hơn nhưng quan trọng hơn là phát triển khả năng nghe một cách chủ động.
    3. Không theo kịp tốc độ của người nói:
    Sau khi đã xây dựng được vốn từ, đã học cách làm rõ các âm nghe được, có thể bạn vẫn không nghe được vì bạn nghe không đúng cách.
    Như đã nói ở trên, khi nghe nếu bạn cố gắng nghe từng từ chẳng bao lâu bạn sẽ bị mệt vì quá tải, cho nên phương pháp tốt nhất vẫn là nghe theo key word (từ khóa), những từ quan trọng nhất trong câu. Trong khi nói, người nước ngoài sẽ có những chỗ lên giọng, những chỗ nói to hơn hoặc kéo dài hơn, đó chính là những từ họ cần nhấn mạnh. Vì vậy, key word có thể nghe dựa vào ngữ điệu và nhấn nhá của họ. Từ những key word đó, chúng ta sẽ đoán được nội dung của câu. Ngoài ra, mặc dù nghe key word nhưng nếu nghe quen, sau này bạn sẽ có thể nghe rõ tất cả từ còn lại dựa vào key word. Phương pháp nghe key word sẽ giúp bạn giảm tải được khối lượng cần phải nghe, giúp não luôn chủ động xử lý, tránh bị mệt mỏi mà vẫn nắm được ý nghĩa của bài listening.
    Để luyện tập phương pháp key word, các bạn có thể tìm nguồn phát âm nhanh hơn một chút so với đề thi thật để tránh bị bỡ ngỡ. Đối với phần này, bạn nên xem phim sit-com là cách tốt nhất vì độ dài vừa phải, nội dung hài hước đỡ nhàm chán và không lo… hết phim. Bạn có thể xem 2 series phim khá nổi tiếng sau:
    • Friends: phim này thì hầu hết các bạn chắc cũng đã có biết đến. Series gồm 10 seasons, xoay quanh những vấn đề cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, công việc,… giữa 6 người bạn thân. Các nhân vật đều có cá tính riêng, câu thoại hài hước sẽ giúp các bạn tập nghe không bị nhàm chán.
    • How I met your mother: đây sẽ là sự lựa chọn thay thế hợp lý cho Friends. Series  nói về hành trình tìm kiếm người bạn đời của một chàng trai, bên cạnh anh là những người bạn vui vẻ và tốt bụng. Tương tự như Friends, phim cũng có những tình huống hài hước, vui nhộn, các nhân vật đều sống động và độc đáo. Nội dung phim nhẹ nhàng, ý nhị có lẽ sẽ hợp khẩu vị với các bạn hơn.
    Trên đây là một số nguyên nhân khiến các bạn luyện nghe TOEIC chưa được hiệu quả. Các bạn hãy tự phân tích xem mình thiếu yếu tố nào trong 3 yếu tố trên để có biện pháp phù hợp nhé. Việc luyện nghe như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng nghe thuần túy, tuy nhiên nếu có phương pháp và chiến thuật làm bài hợp lý, điểm TOEIC của bạn sẽ còn cao hơn nhiều. 
  • luyen nghe toeic

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Tránh lỗi tiếng Anh thường gặp trong giao tiếp



Có thể bạn đang gặp phải một (hoặc vài) vấn đề khác nhau làm cho khả năng giao tiep tieng anh – đặc biệt là khả năng nói tiếng Anh của bạn bị hạn chế. Việc nhận ra và và phát hiện chính xác các yếu điểm của mình là vô dùng quan trọng đẻ các bạn tìm được cách khắc phục lỗi, giúp bạn Học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà không cần đến các trung tam hoc tieng anh.




Quá chú trọng vào Ngữ pháp và cố gắng sử dụng Ngữ pháp phức tạp.

Tất nhiên nếu như bạn nói sai về ngữ pháp thì có thể sẽ khiến người nghe rất khó để có thể hiểu được nội dung, thậm chí hiểu sai nghĩa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn không nên quá chú trọng ngữ pháp và làm cho nó nhiều khi trở nên phức tạp không cần thiết và càng dễ mắc lỗi.Vì vậy, ngữ pháp trong phần speaking ko cần phải quá phức tạp, đặc biệt khi bạn hoc tieng anh giao tiep co ban.

Nếu các bạn nghe nhiều các chương trình truyền hình tiếng Anh trên các kênh quốc tế, các bạn sẽ thấy họ sử dụng cấu trúc câu rất đơn giản. Nếu họ sử dụng cấu trúc phức tạp thì bạn đã chẳng thể hiểu họ nói gì. Vì vậy, khi bat dau hoc tieng anh, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp như đảo ngữ, noun phrase, vv làm gì, hãy để dành kiến thức đó cho Writing bởi vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi cố gắng dùng những cấu trúc này. Tóm lại, các bạn chỉ thực hiện những điều sau đây để đạt điểm tối đa trong phần ngữ pháp:

Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.

Để tạo complex sentence, chỉ cần dùng các từ nối and, but, however, vv để nối các câu simple sentences ấy lại với nhau.
Dùng thêm relative clause (who, whose, that, which, whom), mệnh đề If
Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: Simple Present, Past, Future, Present Perfect, lâu lâu có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)
Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm “s” ra.



Chưa nắm rõ cách học từ vựng

Nếu như vốn từ của bạn chưa nhiều thì đừng quá cố gắng sử dụng thật nhiều từ có thể và luôn tìm nhiều từ thật “academic” để diễn đạt. Cách tốt nhất là bạn hãy trau truốt với những từ đã biết trước, chỉ đến khi thành thạo mới tìm những từ tương đương khác để tạo sự phong phú trong cách diễn đạt, tuy nhiên nên nhớ chính các từ các khó không phải bối cảnh nào cũng sử dụng được.

Ngoài ra, cách tốt nhất để tăng vốn từ đó là tự tạo cho mình một môi trường giao tiếp với tiếng Anh thường xuyên để nhớ từ và học từ mới như tham gia clb, lớp học thêm, xem film tiếng Anh … Cách này tốt và có hiệu quả hơn trăm lần so với việc bạn cứ lôi từ điển ra tự học những từ mới mà chẳng biết đến khi nào mới có cơ hội dùng đến nó.

3. Không biết cách phát âm chuẩn tiếng Anh

Ko thể ko khẳng định tầm quan trọng của Phát âm chuẩn tiếng Anhtrong môn Speaking bởi vì nếu bạn phát âm sai, hiển nhiên người nghe sẽ ko hiểu được nội dung bạn nói, ảnh hưởng tới khả năng nghe tiếng Anh. Một số lỗi phát âm thường gặp ở người Việt Nam:

Không phát âm “ending sound”. Vd: bạn muốn nói “white hair” nhưng ko có “ending sound”, ngta sẽ nghe nhầm thành “why hair”. Nhiều bạn cũng thường quên phát âm “s”.
Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu thì giám khảo sẽ pó tay chịu chết, ko nghe được. Những điều tưởng nhỏ nhặt nhưng lại cực kì cần chú ý khi hoc giao tiep tieng anh.

Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ ngang phè phè, ko nhấn mạnh một từ nào thì giám khảo cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao. Hãy lưu ý điều này, nhất là khi tu hoc anh van giao tiep nhé!

4. Không có sự liền mạch khi nói (Coherence)

Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:

Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.
Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic
Sử dụng các linking words and phrases để nối các câu, nối ý chính với ý phụ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho giám khảo một dấu hiệu rõ ràng.

Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,…



5. Không kiểm soát đươc tốc độ nói

Nói càng nhanh càng tốt? Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, trừ phi bạn đã thực sự có thể nói chính xác và hay như người bản ngữ thì bạn KHÔNG NÊN nói nhanh. hoc tieng anh cap toc cũng vậy.

Nói nhanh sẽ làm bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu kế tiếp và mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm. Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Tuy nhiên, nói chậm rãi không đồng nghĩa với nói quá chậm, ê a từng chữ nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Ngữ pháp Toeic: Mustn’t và Don’t have to

Ngữ pháp Toeic: Mustn’t và Don’t have to

Trước hết MUST và HAVE TO đều là những động từ đặc biệt. Điểm khiến chúng khác những động từ thông thường là những động từ theo sau chúng trong một câu luôn ở dạng nguyên thể không TO (bare infinitive). Ví dụ:
        • I have to go now. (Tôi phải đi bây giờ).
        • You must stay here. (Cháu phải ở lại đây).
Ở dạng khẳng định, MUST và HAVE TO không mấy khác biệt về mặt ý nghĩa.
-          HAVE TO được dùng khi bạn muốn nói về việc gì đó thật cần thiết, quan trọng, do nội quy, do luật lệ hoặc do mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Ví dụ:
        • You have to wear uniform in the army. (Trong quân đội bạn bắt buộc phải mặc quân phục).
        • It’s getting late, I really have to go. (Khá muộn rồi, tôi phải đi đây).

-          Còn MUST được dùng để nói về việc mà bạn nghĩ thực sự phải làm, cần thiết phải làm, hoặc nếu không làm thì hậu quả xấu có thể xảy ra. Ví dụ:
        • I must phone her. She may not know that I am safe here. (Tôi phải gọi cho cô ấy. Cô ấy có thể không biết rằng tôi vẫn an toàn ở đây).
        • I must get up early in the morning. I have a lot of homework to do. (Tôi phải dậy sớm. Tôi có rất nhiều bài tập về nhà cần phải hoàn thành).
Tuy nhiên, ở dạng phủ định, hai động từ này lại có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.
-          MUSTN’T hàm ý bạn không được làm gì hoặc không có lựa chọn nào khác. Ví dụ:
        • You mustn’t use the car without a driving license. It’s against the law. (Bạn không được sử dụng xe khi không có bằng lái. Phạm luật đấy).
        • In the army, you mustn’t go out after 9. (Trong quân đội, bạn không được ra ngoài sau 9 giờ).
        • You mustn’t miss that train. It is the last train to Manchester today. (Cậu không được phép lỡ chuyến tàu đó. Đó là chuyến tàu cuối cùng tới Manchester trong ngày hôm nay).
-          DON’T HAVE TO lại có nghĩa là không cần thiết, tức là bạn có “toàn quyền” quyết định xem có làm việc đó hay không. Ví dụ:
        • You don’t have to drive. I can do it. (Bạn không phải lái xe đâu, tôi có thể lái được).
        • He doesn’t have to turn here. He can turn at the next intersection. (Anh ấy không cần phải rẽ ở đây, anh ấy có thể rẽ ở chỗ đường giao nhau kế tiếp).Đăng ký thi toeic ở đâu

 

Khi nào cần gấp đôi phụ âm?

 Ngữ pháp Toeic: Khi nào cần gấp đôi phụ âm?

Khi thêm đuôi –ing, có một số động từ ta phải nhân đôi phụ âm cuối, một số động từ khác lại không. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để biết khi nào phải nhân đôi và khi nào không cần nhân?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn khi bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng quan sát các từ sau:

Slide – sliding; smile – smiling; hope – hoping

Điều cần nói trong các ví dụ này là các phụ âm không đứng cuối cùng trong động từ. Tất cả các động từ này, và còn nhiều động từ khác nữa, khi ở dạng nguyên thể kết thúc bằng chữ cái –e. Khi đó, ta bỏ -e và thêm –ing.
  • I’m hoping to see her on Thursday. I hope she’s feeling better by then. (Tôi hy vọng sẽ gặp cô ấy vào thứ năm. Tôi mong là khi đó cô ấy cảm thấy khỏe hơn rồi).
  • Keep smiling! If you can smile in spite of your illness, you’ll win through. (Hãy luôn mỉm cười! Nếu bạn có thể cười mặc dù bạn đang ốm, bạn sẽ khỏe lại.)
  • Did you see him slide on the ice? He was sliding about all over the place. (Cậu có nhìn thấy anh ấy trượt trên băng không? Anh ấy trượt quanh cả sân băng). >> Luyện giao tiếp tiếng anh

See – seeing; agree – agreeing

Lưu ‎ ý rằng nếu các động từ kết thúc bởi –ee, thì chữ -e cuối cùng không bị bỏ đi khi thêm –ing:
  • I could see you standing there on the thin ice. Seeing you standing there made me nervous. (Mẹ có thể thấy con đang đứng đó trên lớp băng mỏng. Nhìn con đứng đó mẹ lo quá).
  • Agreeing a date for our March meeting proved impossible. We had to agree not to meet in March. (Có vẻ như không thể nhất trí một ngày cho buổi họp mặt của chúng ta vào tháng 3. Ta phải đồng ‎ ý không gặp vào tháng 3 nữa).
  • Trung tâm dạy tiếng anh ,
  •  Tiếng anh giao tiếp thông dụng

Slide – sliding; slip – slipping; sleep – sleeping

Nếu chúng ta slip (trượt chân) (trên mặt băng – tức là vô tình bị trượt chân) chứ không phải slide (trượt băng), thì phụ âm cuối được nhân đôi khi thêm –ing. Như vậy là bởi vì phụ âm đó đứng ở cuối từ và trước nó là một chữ nguyên âm và một nguyên âm ngắn. Nếu như có hai chữ nguyên âm và một nguyên âm dài, như trong từ sleep / sleeping, thì phụ âm cuối không được nhân đôi:
  • I’m just slipping out for a coffee. Do you want some? – Don’t bother. I’m going to slip out m‎yself for some fresh air. (Mình chạy ra ngoài một chút mua café bây giờ. Cậu có muốn mua không? – Không cần đâu. Mình cũng định ra ngoài hít thở không khí một chút).
  • She was sleeping on the floor by the coffee machine. (Cô ấy đang ngủ trên sàn nhà bên cạnh cái máy pha cafe.)

b > bb; d > dd; g > gg; l > ll; m > mm; n >nn; p > pp; r > rr; t > tt

Đây là những phụ âm cuối được nhân đôi khi thêm –ing. Và không chỉ khi thêm –ing, các phụ âm này được nhân đôi khi đứng trước bất cứ đuôi nào bắt đầu bằng một nguyên âm, ví dụ như trong thì quá khứ đơn giản hoặc quá khứ phân từ kết thúc bở -ed và trong so sánh hơn và so sánh nhất có đuôi –er hoặc –est. So sánh các câu sau:
  • grabbed his shirt to slow him down. ‘Don’t grab my shirt!’ he shouted. (Tôi tóm lấy áo anh ta để anh ta chạy chậm lại. ‘Đừng có tóm áo tôi!’ anh ta quát.)
  • He was sad because Arsenal had lost, sadder than I’d ever seen him before. (Anh ấy buồn vì Arsenal thua, buồn hơn bất cứ lần nào tôi từng thấy trước đây).
  • Bergkamp doesn’t like traveling by air. He prefers to travel by train. Bergkamp không thích đi du lịch bằng máy bay. Anh ấy thích đi bằng tàu hỏa hơn).
  • If you want to stay slim or be slimmer, just have some salad for lunch. (Nếu cậu muốn giữ cho thân hình mảnh dẻ hoặc trở nên mảnh dẻ hơn, hãy chỉ ăn chút salad cho bữa trưa).
  • He grinned his approval. (Cậu ta nhe răng cười đồng tình).
  • He was gulping, not sipping his wine. ‘You should sip wine’, I said. (Cậu ta đang nốc rượu, chứ không nhâm nhi. ‘Cậu nên nhâm nhi rượu’ tôi nói).
  • My wife prefers red wine, but I’ve always preferred white. (Vợ tôi thích rược đỏ hơn nhưng tôi luôn thích rượu trắng hơn).
  • It’s going to be hot today. It may prove to be the hottest day of the year. (Hôm nay chắc sẽ nóng đây. Có vẻ như sẽ là ngày nóng nhất trong năm).

Pack – packing, climb – climbing

Lưu ý rằng các động từ kết thúc với phụ âm đôi, ví dụ pack – packing, climb – climbing, không hề bị ảnh hưởng gì. Tương tự như vậy với các động từ dài hơn và kết thúc bởi âm tiết không đánh trọng âm, ví dụ: visit – visting, offer – offering (chú ‎ý travel – traveling là một trường hợp ngoại lệ.

Panic – panicking

Các động từ kết thúc bởi –c chuyển sang –ck trước khi thêm –ing (hoặc các đuôi khác)
It’s important not to panic if you lose your way. Panicking will only make matters worse. (Quan trọng là khi lạc đường không được hoảng hốt. Hoảng hốt chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn).

Write – writing – written; bite – biting – bitten

Với hai động từ này, lưu ‎ý các nguyên âm chuyển từ dài sang ngắn và nhân đôi phụ âm khi ở quá khứ phân từ:
  • I’ve been bitten by your dog! – That’s impossible. My dog never bites anyone. (Tôi vừa bị chó nhà chị cắn! – Không thể thế được. Chó nhà tôi không bao giờ cắn ai).
  • I’m writing to say I’m sorry about the dog bite. I should have written earlier. (Tôi viết thư để xin lỗi về chuyện con chó nhà tôi cắn ông. Lẽ ra tôi nên viết sớm hơn)

ngữ pháp toeic: MAKE and DO

ngữ pháp toeicMAKE and DO


Nhiều khi các bạn thường bị nhầm lẫn, không biết trong trường hợp nào nên dùng MAKE và trường hợp nào nên dùng DO. Sau đây là một số trường hợp thường gặp và các bạn cũng dễ nhầm lẫn trong quá trình dùng MAKE và DO

I. MAKE
1. make arrangements for: lên lịch gặp mặt
Ex: The school can make arrangements for pupils with special needs
(Trường có thể lên lịch gặp mặt những học sinh có yêu cầu đặc biệt)
2. make a change/changes: thay đổi
Ex: The new manager is planning to make some changes
(Quản lý mới đang lên kế hoạch cho một vài thay đổi)
3. make a choice: lựa chọn
Ex: Jill had to make a choice between her career and her family
(Jill phải lựa chọn giữa nghề nghiệp và gia đình)
4. make a comment/ comments: nhận xét
Ex: would anyone like to make any comments on the talk?
(Có ai muốn nhận xét gì về bài phát biểu không?)
5. make a contribution to: đóng góp vào
Ex: She made a useful contribution to the discussion
(Cô ấy đã có một dóng góp rất có ý nghĩa vào buổi thảo luận)
II. Do
1. do one's best: cố gắng hết sức mình
Ex: All that matters in the exam is to do your best
(Tất cả vấn đề trong kì thi này đó là bạn hãy cố gắng hết mình)
2. do damage: gây tổn hại
Ex: The storm did some damage to our building
(Cơn bão đã gây ra nhiều tổn hại cho tòa nhà chúng tôi đang sinh sống)
3. do an experiment: làm thí nghiệm
Ex: We are doing an experiment to test how the metal reacts with water
(Chúng tôi đang làm thí nghiệm để kiểm tra xem kim loại phản ứng với nước như thế nào)
4. do exercises: làm bài tập
Ex: We have to do exercises after each lesson
(Chúng tôi phải làm bài tập sau mỗi giờ học)
5. do harm: làm hại
Ex: Changing the rules may do more harm than good
(Thay đổi luật lệ có thể sẽ có hại hơn là có lợi)

Một số cụm từ trong tiếng Anh dễ bị nhầm lẫn


luyện thi toeicMột số cụm từ trong tiếng Anh dễ bị nhầm lẫn
1. In case of và in case:
a.In case of + N (If there is/are )
Eg: In case of the rain, you should bring the umbrella with you.
(If there is a rain, you should bring the umbrella with you)
b. In case + S + V  (Because it may/might happen)
Eg: He took an umbrella in case it rained
(He took an unbrella because it might rain)

2. As a result và as a result of:
a. As a result (+ clause) = therefore
Eg: Bill had not been working very hard during the course. As a result, he failed the exams.
(Bill had not been working very hard during the course. Therefore, he failed the exams)
b. As a result of (+ noun phrase/Ving) = because of
Eg: Bill failed the exams as a result of his not having been working very hard during the course
(Bill failed the exams because of his not having been working very hard during the course)

3. Hardly / Scarely và no sooner: (với nghĩa ngay sau khi)
a. Hardly/ Sccarely + auxiliary + S + V + when + clause 2
Eg: Hardly will he come when he wants to leave.
b. No sooner + auxiliary + S+ V + than + clause 2
Eg: No sooner does she earn some money than she spends it all.

4. Like doing something và would like to do something
a. Like doing something:
Ta dùng cấu trúc này để nói về một sở thích
Eg: I like playing guitar. = My hobby is playing guitar.
b. Would like to do something:
Ta dùng cấu trúc này để nói về sở thích nhất thời
Eg: I'd like to drink some coffee. = I want to drink some coffee now.

5. Not like to do something và not like doing something
a. Not like to do something:
Ta dùng cấu trúc này để nói về một việc ta không thích và không làm
Eg: I don't like to go out with you.
b. Not like doing something:
Ta dùng cấu trúc này để nói đến một việc ta không thích nhưng vẫn phải làm
Eg: I don't like doing my homework.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Những lưu ý khi học về cấu trúc câu trong Tiếng Anh

Những lưu ý khi học về cấu trúc câu trong Tiếng Anh

1.1 Subject (chủ ngữ):

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.  Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don't move!” = Đứng im!). 
  • Milk is delicious. (một danh từ)
  • That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)
Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.
  • It is a nice day today.
  • There is a fire in that building.
  • There were many students in the room.
  • It is the fact that the earth goes around the sun.

1.2 Verb (động từ):

Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính. 
  • I love you. (chỉ hành động)
  • Chilli is hot. (chỉ trạng thái)
  • I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen)
  • I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going)

1.3 Complement (vị ngữ):

Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom? 
  • John bought a car yesterday. (What did John buy?)
  • Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?)
  • She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)

1.4 Modifier (trạng từ):

Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,...). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng.
  • John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?)
  • She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?) 
  • She drives very fast. (How does she drive?)
Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.
She drove on the street her new car. (Sai) She drove her new car on the street. (Đúng)

Cấu trúc "To do" được sử dụng trong tiếng anh như thế nào?

  • To do (say) the correct thing: Làm(nói)đúng lúc, làm(nói)điều phải
  • To do sth (all) by oneself: Làm việc gì một mình không có ai giúp đỡ

Học các cấu trúc tiếng anh thông dụng: "To go"

  • To go aboard: Lên tàu
  • To go in (at) one ear and out (at) the other: Vào tai này ra tai khác, không nhớ gì cả

Học các cấu trúc câu trong tiếng anh gioa tiếp thông dụng: "To have"

  • To have a bad liver: Bị đau gan
  • To have barely enough time to catch the train: Có vừa đủ thời gian để đón kịp xe lửa

Học các cấu trúc tiếng anh thông dụng: "To take"

  • To take a ballot: Quyết định bằng bỏ phiếu
  • To take care not to: Cố giữ đừng.
  • To take off one's clothes: Cởi quần áo ra

Học các cấu trúc tiếng anh thông dụng: "To eat"

  • To eat (drink) one's fill: Ăn, uống đến no nê
  • To eat the bread of idleness: Vô công rỗi nghề

Học các cấu trúc tiếng anh thông dụng: "To see"

  • To see double: Nhìn vật gì thành hai
  • To see sth with the unaided eye: Nhìn vật gì bằng mắt trần(không cần kính hiển vi)
Tham khảo: