Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Lộ trình học Toeic cho người mới bắt đầu

Đây là những bước luyện thi TOEIC từ đầu mà mình nghĩ bất cứ bạn nào luyện thi TOEIC cũng phải trải qua. Học Toeic để đạt được kết quả cao là rất khó nhất là khi bạn lại mới bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên chẳng có điều gì là không làm được nếu các bạn có một phương pháp học hợp lý và có một chiến hâutj thật tốt để có thể rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí.
1. Xây dựng nền tảng
(Bước này chỉ dành cho những ai cảm thấy mình còn yếu nền tảng hay lượng từ vựng Toiec không có bao nhiêu )
Ở bước này các bạn cần củng cố lại nền tảng của mình bằng cách tập trung vào học từ vựng và chỉ ôn lại một số điểm ngữ pháp cơ bản thôi. Hãy xác định những tự vựng nào là căn bản nhất, theo mình thì các bạn nên nghĩ xem những từ vựng nào hay được dùng nhất (có thể là trong tiếng Việt chẳng hạn ) sao đó liệt kê ra và học dần dần. Trong lúc này bạn đừng chỉ học nghĩa từ mà hãy học nghe từ, sử dụng từ trong câu, hãy học thật lâu một số cụm từ để chúng chắc chắn ngấm vào bạn…Đồng thời trong thời gian này bạn nên học lại phần phát âm cùng với tập nghe.
2. Bắt đầu tìm hiểu về TOEIC
Sau khi xây dựng được một vốn từ vựng tàm tạm hoặc và đã có cảm giác tự tin hơn, các bạn hãy bắt tay ngay vào việc tìm hiểu TOEIC (đương nhiên nếu mục tiêu quan trọng hơn cả của bạn là TOEIC ). Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian cho bước 1 vì bạn cũng sẽ tiếp tục việc xây dựng nền tảng thời gian sau này.
Ở bước này điều các bạn cần làm đầu tiên là tìm hiểu cấu trúc bài thi TOEIC, càng rõ ràng càng tốt, như vậy thì các bạn mới biết chính xác mình cần phải làm những gì, học những gì. Bước 2 này bao gồm cả việc làm quen với bài thi TOEIC, có nghĩa là có thể bạn phải bắt đầu học nghe, việc mà có thể chúng ta chưa có cơ hội học ở 2 cấp học trước.
Bắt đầu bước này các bạn có thể dùng quyển Very Easy TOEIC hoặc Longman Preparation Series for the TOEIC Test: Introductory Course hoặc khó hơn một chút là quyển Stater TOEIC. Nếu bạn quyết tâm tự học thì mình khuyên bạn nên chọn quyển Very Easy TOEIC hoặc bước ngay vào quyển Stater TOEIC, vì đây là hai quyển đầu tiên của bộ sách rất hay Bộ 4 TOEIC mà mình đã giới thiệu và sau đây mình cũng muốn hướng bạn học theo bộ sách này.
Về việc học nghe mình có một vài lời khuyên như sau:
1. Đưa bạn vào trạng thái tâm lí tốt nhất, tự khẳng định là mình có thể nghe được => 2. Mở một đoạn ngắn (có thể là Part 1, 2, 3, 4 đều được nhưng Part 2 sẽ là tốt hơn cả cho người mới ) và nghe đi nghe lại cho tới khi bạn hiểu được => 3. Tiếp tục lặp lại việc nghe cho tới khi hiểu và sau đó là nhớ được nội dung. Nếu bạn nghe mãi mà vẫn không hiểu được thì nên mở sách ra xem phần lời, nếu bạn đọc phần lời mà có thể hiểu được thì quay lại nghe tiếp, lúc này sẽ rất dễ dàng cho việc nghe của bạn.
Điểm mình muốn nhấn mạnh ở đây là các bạn phải lặp lại một bài nghe trong nhiều lần, việc này sẽ giúp bạn có cảm giác và quen với từng từ vựng một. Việc này có vẻ hơi tốn thời gian nhưng nó thực sự sẽ mang lại hiệu quả cho bạn, chất lượng mới thực sự quan trọng => Nếu đã hoàn thành thì các bạn tiếp tục các phần sau tương tự.
Thời gian cho gian đoạn này chỉ cần khoảng 1 tháng hoặc nhiều hơn chút, vì bạn đang học giáo trình nên chỉ cần chia nhỏ giáo trình đó ra là bạn có thể biết mỗi mốc thời gian nhỏ mình cần làm việc như thế nào rồi.
3. Tăng tốc
Ở giai đoạn này các bạn cần phát triển đầy đủ các kiến thức cần thiết cũng như các kĩ năng cần có để làm một bài thi TOEIC.
Nếu các bạn đi học ở trung tâm nào đó thì chắc là bạn không cần tự lên kế hoạch cho mình nữa, mình chỉ muốn chia sẻ cách tiến hành cho những bạn muốn tự ôn luyện hoặc muốn tự mình tăng tốc thêm.
Ở bước này các bạn có thể tiếp tục với bộ sách mà mình đã giới thiệu Bộ 4 TOEIC mà bắt đầu vẫn là quyển Stater TOEIC, và các cuốn sau đó theo thứ tự mà mình đã giới thiệu kèm theo đó là cuốn sách học từ vựng rất phổ biến 600 Essential Words for the TOEIC Test
Các bạn đừng lo khi nhìn thấy một đống sách như trên. Thực ra đây là quá trình dài nhất và vất vả nhất, các bạn có thể kéo dài thời gian ôn luyện 1 học kì, 1 năm học hoặc hơn nữa, việc đó không quan trọng bằng việc các bạn có thể duy trì lịch học đều đặn. Đồng thời trong các quyển sách mà mình liệt kê ở trên để cho các bạn bắt đầu thì chỉ cần bạn học kĩ quyển đầu tiên là Starter TOEIC và tiếp tục với 1 trong 2 quyển tiếp theo là đã có thể nhìn rõ được kết quả sự tiến bộ của mình rồi.
Chiến lược là tập trung vào học quyển Stater, đây là quyển sách rất hay, kết hợp với việc học từ vựng từ 600 Essential Words for the TOEIC Test là các bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm vào kiến thức của mình rồi.
Các bạn có thể đặt ra kế hoạch học tập cụ thể cho mình để tạo được thói quen học tập đều đặn. VD: 2 tháng đầu học hết quyển Stater kết hợp với học từ vựng trong 600 Essential Words for the TOEIC Test, 1 tháng sau đó học quyển Developing và tiếp tục học 600 Essential Words. Rồi tháng thứ 4 thì ôn lại cả 3 quyển từ đầu đến cuối.. Với lịch học như vậy bạn có thể cải thiện rất nhanh mà sẽ không mất nhiều thời gian, đồng thời cũng tạo được thói quen học tập nữa.
Nhắc lại chút: giai đoạn này bạn cần học Stater + 6o0 Words trong khoảng 2 tháng, sau đó là 1 hoặc cả 2 quyển tiếp theo + 600 Words trong vòng 1- 2 tháng đồng thời vẫn ôn lại quyển Stater. Vậy là đảm bảo sau 4-5 tháng kiến thức của bạn đã khác xưa hoàn toàn… Lịch học thì bạn có thể tự sắp xếp cho mình, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và vẫn đầy đủ “tâm huyết” để duy trì sự đều đặn.
4. Chạy nhanh về đích.
Sau một thời gian cũng khá dài ôn luyện, xây dựng nền tảng và tu luyện kĩ năng làm bài, bước sau cùng các bạn cần làm là “giải đề” (cũng giống như ôn thi ĐH vậy ). Bước này sẽ giúp các bạn đánh giá lại khả năng của mình để quyết định có đi thi hay chưa. Việc giải đề cũng giúp chúng ta làm quen với áp lực thời gian, nhắc lại kiến thức và phát triển kĩ năng làm bài.
Ở phần này đầu tiên bạn có thể tiếp tục Bộ 4 TOEIC với Target TOEIC và sau đó có hai bộ sách tuyệt vời để bạn chọn lựa luyện tập, đó là Bộ 3 New Real TOEIC và bộ Economy TOEIC
Thực ra bước này rất nhẹ nhàng và không tốn nhiều thời gian của bạn. Mỗi quyển sách chỉ có khoảng 5 đề, mỗi đề là 2h vậy nên công việc của bạn chỉ là giải đề và tiếp tục học từ, ôn lại kiến thức cũ mà thôi. Đương nhiên bạn không cần phải giải hết mà chỉ cần chọn một hoặc một vài quyển nào đó để làm thôi, trừ khi bạn có nhiều thời gian và quyết tâm đạt 990/990 .
Hoàn thành bước ôn luyện này là các bạn có thể tự tin thoải mái chuẩn bị tinh thần cho kì thi thật trước mắt rồi.

Hướng dẫn cách tự học tiếng Anh cho người mất căn bản

Thực tế, đối với những người mất căn bản, việc bắt đầu lại thực sự khó khăn. Có những người mất kiến thức cơ bản tiếng Anh cho rằng mình không thích tiếng Anh, muốn học nhưng không thể tiếp thu được kiến thức. Bạn nghĩ mình không hề có khả năng ngoại ngữ hay không có nguồn cảm hứng khi học vì không được học những thầy cô thực sự giỏi. Chỉ đến khi cảm thấy sự quan trọng của tiếng Anh có thể do đứng trước kỳ thi quan trọng, hay yêu cầu công việc, bạn quay trở lại học tiếng Anh và việc nắm bắt được cũng như sử dụng được tiếng Anh lúc này là cả một vấn đề lớn. Trước thực tế này, bài viết đưa ra một số phương pháp giúp người mất kiến thức cơ bản tiếng Anh có thể nhanh chóng tiến bộ trên con đường chinh phục tri thức.
Trước hết bạn cần phải xác định rõ trình độ ngoại ngữ của mình đang ở đâu, như thế nào. Bạn đã quên gần hết những gì mình học trong nhà trường hay không biết tí gì về tiếng Anh vì chưa từng học bao giờ. Học tiếng Anh mất kiến thức cơ bản có nghĩa là bạn đang học lại từ đầu. Vậy hãy chọn đúng điểm bắt đầu và cách học phù hợp cho bản thân mình cũng như động lực để học bởi xây dựng lại một nền tảng vững chắc là bước đầu tiên để học lại tiếng Anh.
Sau khi xác định được rõ trình độ ngoại ngữ của mình thì hãy tìm động lực cho mình. Trả lời câu hỏi: Tại sao bạn muốn học tiếng Anh? Trước khi quay lại việc học tiếng Anh, hãy trả lời câu hỏi đó, liệu bạn bắt đầu học lại tiếng Anh vì bạn muốn học hay bởi vì ai đó khác muốn bạn học? Giống như bất cứ một quyết định nào trong đời mình, việc học lại tiếng Anh phải là việc bản thân bạn muốn làm. làm cho chính bản thân mình và nên xuất phát từ sự yêu thích của bạn.
Lập ra các mục tiêu. Nếu bạn biết tại sao mình muốn quay trở lại học tiếng Anh thì việc lập mục tiêu sẽ rất dễ dàng. Ví dụ, nếu bạn muốn tới thăm một đất nước nói tiếng Anh thì mục tiêu của bạn chính là học "survival English" – tiếng Anh dùng để giao tiếp, giúp bạn sống được trong môi trường nước ngoài. Nếu mục đích bạn học là để giao tiếp với người bản ngữ thì bạn nên học "communicative English" – tiếng Anh giao tiếp.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, bạn hãy lập kế hoạch học tập. Việc này phụ thuộc vào thời gian. Bạn muốn thành thạo tiếng Anh trong bao lâu? Câu trả lời này sẽ khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi người. Nếu bạn làm việc 60 giờ một tuần thì việc dành 40 giờ trong một tuần ấy để học tiếng Anh là không thể. Vậy bạn hãy bắt đầu bằng khoảng thời gian ngắn nhưng phải đều đặn. Việc sử dụng những công cụ hoặc các nguồn học tiếng Anh một cách hiệu quả cũng là một thách thức nhưng không phải là quá khó. Hãy tìm cho mình công cụ hay kênh học tiếng nào hiệu quả nhất cho mình. Sau khi bạn học được một thời gian, khoảng một vài tuần thì hãy điều chỉnh lịch học cho phù hợp và làm theo. Liệu bạn học hiệu quả nhất vào buổi tối hay trên xe buýt trên đường đi làm hoặc đến trường không? Bạn có thích học một mình ở nơi yên tĩnh hay học với bạn bè và trong không gian có chút nhạc nhẹ không?
Lập một cam kết. Việc học tiếng Anh đòi hỏi nhiều động lực. Không có ai kiểm tra việc học của bạn khi bạn không ở trên lớp. Nếu bạn đảm bảo mình sẵn sàng bắt tay vào việc học lại tiếng Anh thì hãy làm một bản cam kết với chính bản thân mình.
Hãy coi việc học tiếng Anh là niềm vui. Những thứ chúng ta làm tốt nhất trong cuộc sống chính là những thứ chúng ta thích làm. Nếu bạn không thấy vui khi học tiếng Anh thì bạn sẽ không học có hiệu quả. Bạn có thể tự lập ra một chương trình thưởng cho mình để khuyến khích, tạo động lực cho mình trong quá trình học.
Học đều cả bốn kỹ năng. Hầu hết các sinh viên đều muốn giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo. Nếu đây là một trong số những mục tiêu của bạn thì việc học đều cả bốn kỹ năng là điều cực kỳ quan trọng. Nghe – Nói – Đọc – Viết là các kỹ năng lớn chính bạn cần dùng để giao tiếp bằng bất cứ một ngôn ngữ nào. Chỉ thành thạo một trong bốn kỹ năng sẽ không giúp gì cho bạn. Sai lầm của rất nhiều người khi bắt đầu quay lại với tiếng Anh là họ không biết cách học kết hợp các quá trình học, thường thì luôn có sự tách rời, nghe với nói và đọc, viết. Cách học này đặc biệt không hiệu quả, vì cũng như tiếng Việt hay bất kỳ ngôn ngữ quốc tế nào, các kỹ năng ngôn ngữ được hình thành thông qua quá trình rèn luyện từ nghe, nói sau đó đến đọc và viết, giống như quá trình một đứa trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng học chậm, đầu tiên học nghe, sau đó học nói và cuối cùng mới là đọc và viết. Vậy phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là không bao giờ tách riêng các quá trình, bởi luôn có một mối liên hệ, gắn kết đặc biệt giữa các kỹ năng. Bạn cần phải nghe trước rồi mới tập đọc và nói theo cho thành thạo rồi sau đó đọc bài và viết ra các ý chính cần thiết – đọc tốt rồi viết mới tốt. Người ta thường chia bốn kỹ năng giao tiếp này thành hai nhóm:
– Đầu vào gồm Nghe (thông qua tai) và Đọc (thông qua mắt)
– Đầu ra gồm Nói (thông qua miệng) và Viết (thông qua tay)
Đầu tiên bạn hãy hoàn thành tốt phần đầu vào sau đó là đầu ra. Trước hết, hãy học nghe, nghe câu hỏi người khác đặt cho bạn, rồi bạn mới học nói và trả lời câu hỏi đó. Bạn hãy đọc lá thư người khác viết cho bạn, sau đó đến lượt bạn viết lại. Đó là ví dụ minh họa cho sự giao tiếp.
Các kỹ năng đầu vào và đầu ra này không nhất thiết phải đi theo một trình tự nhất định. Bạn có thể nói trước hoặc viết trước vì trong quá trình giao tiếp, đối tượng thực hành ngôn ngữ cùng bạn sẽ sử dụng các kỹ năng còn lại. Đó chính là lý do giải thích cho việc vì sao bạn nên học đều cả bốn kỹ năng để giao tiếp hiệu quả. Một số sinh viên băn khoăn kỹ năng nào là quan trọng nhất. Vì tất cả kỹ năng này liên hệ chặt chẽ với nhau nên chúng đều quan trọng. Tuy nhiên, để giao tiếp, chúng ta sử dụng một số kỹ năng nhiều hơn các kỹ năng còn lại. Ví dụ, khoảng 40% thời gian chúng ta dành giao tiếp đơn giản chỉ là nghe. Chúng ta nói khoảng 35% thời gian. Xấp xỉ 16% thời lượng giao tiếp là đọc và 9% là viết. Những con số thống kê này là dành cho một người bình thường giao tiếp bằng tiếng Anh. Dựa vào công việc và tình huống mỗi người, các con số này có thể khác nhau.
Mỗi kỹ năng này lại có những kỹ năng nhỏ khác kèm theo mà bạn cần lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kỹ năng nói. Chính tả là kỹ năng giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kỹ năng nhỏ. Nhưng nhỏ không có nghĩa là chúng không quan trọng. Những kỹ năng lớn như kỹ năng nghe là chung, còn kỹ năng nhỏ là cụ thể hơn. Từ việc học tốt các kỹ năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển tốt các kỹ năng tổng quan. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy lập ra một kế hoạch lịch trình học có sự kết hợp việc học cả bốn kỹ năng lớn. Học kỹ năng này liên hệ với kỹ năng khác. Ví dụ, đọc một câu chuyện và sau đó kể lại câu chuyện đó với bạn mình hay xem một bộ phim và sau đó viết về nó.

SAI LẦM KHI TỰ HỌC TOEIC KHIẾN BẠN KHÔNG BAO GIỜ TIẾN BỘ

1. Không biết trình độ hiện tại của mình ở đâu
Trả lời nhiều email, tư vấn cho nhiều bạn tự học TOEIC. Khi hỏi, “bạn có biết trình độ hiện tại của mình ở mức nào theo điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào trọng tâm như “Hồi cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có học mà không liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa anh, trong lớp em kiểm tra tầm 5, 6 điềm”…
Các bạn không biết chính xác trình độ của mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học TOEIC thì điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu.

2. Đặt mục tiêu không thực tế và không có hành động rõ ràng
Có lần mình nghe 1 bạn hỏi như thế này mà muốn bật ngữa “Tháng trước em có thi TOEIC, chỉ được có 500 điểm. Mọi người tư vấn cho em cách nào nhanh nhất để học trong 3 tuần nữa lên được 800 điểm”
Không ai phản đối chuyện nghĩ lớn, đặt mục tiêu thử thách, tuy nhiên thế này thì hơi quá là hoang tưởng. Có lẽ bạn này không phân biệt được đâu là mơ, và đâu là mục tiêu, mục tiêu phải đi kèm 1 kế hoạch hành động rõ ràng.

3. Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức, phát triển các kỹ năng
Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …
Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.
Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó.
Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó.
Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.

Học TOEIC cho người mới bắt đầu như thế nào?

Ôn thi TOEIC hiện nay đang là xu hướng nhiều người Việt Nam học nhất đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên và người đi làm. Ứng dụng TOEIC vô cùng quan trọng giúp các bạn có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh trong công việc hiệu quả. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế cũng như thời gian học tập và làm việc sẽ có nhiều bạn không thể đi học TOEIC tại trung tâm mà lựa chọn TỰ HỌC TOEIC TẠI NHÀ. Để tự học toeic tại nhà đạt kết quả tốt nhất thiết các bạn cần phải có một lộ trình học tập cụ thể.
Sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn các bước để tự học TOEIC tại nhà hiệu quả nhé!Các bạn đã sẵn sàng cho các bước cần xây dựng lộ trình học TOEIC tại nhà đạt kết quả tốt.
Bước 1: Kiểm tra trình độ của bạn
Trước khi bắt đầu vào học tiếng Anh nói chung hay luyện thi TOEIC, IELTS… thì nhất định các bạn phải biết mình đang ở vị trí nào? Khi biết được rõ kiến thức hiện tại của mình các bạn mới có thể định hướng được cách học và biết mình học như thế nào? Hiện nay rất nhiều trung tâm tiếng Anh cho thi thử TOEIC online miễn phí hoặc bạn có thể thi thử trên các website để xác định được kiến thức tiếng Anh bạn được bao nhiêu điểm trên thang điểm 10.
Bước 2: Xây dựng lộ trình học cụ thể
Xây dựng một lộ trình học cụ thể là điều nhất định các bạn không thể bỏ qua khi tự học TOEIC tại nhà. Hãy nghĩ đơn giản nếu bạn không có lộ trình học bạn sẽ có định hướng học cụ thể, cách học như thế nào sao cho hợp lý và điều quan trọng lộ trình học chỉ ra được bạn phải học gì cho bản thân mình. Do đó, xây dựng kế hoạch học tập vô cùng quan trọng, các bạn cần đưa ra cụ thể mỗi ngày bạn học những gì cho bản thân, dành bao nhiêu thời gian để học.
Nếu bản thân tự xây dựng lộ trình học sẽ không phải dễ nên các bạn tham khảo lộ trình học TOEIC online hiện nay trên mạng cũng khá nhiều. Hãy cân nhắc chọn cho mình lộ trình học tốt nhất nhé!
Bước 3: Chọn tài liệu học TOEIC cần thiết
Bước 3 cũng là một bước rất quan trọng cho các bạn đó là tìm kiếm cho mình những cuốn sách ôn thi TOEIC phù hợp với bản thân và trình độ của các bạn. Sách toeic giống như người dẫn lỗi giúp bạn biết được mình cần học những gì? học như thế nào? Tuy nhiên, hiện nay sách trên thi trường có rất nhiều nếu các bạn không biết cách chọn lựa sách mà chọn sách không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn thi của chính bạn.
Bước 4: Thực hiện lộ trình đã đưa ra
Bạn đã có lộ trình học, có tài liệu học thì điều tiếp theo bạn cần làm đó là thực hiện lộ trình học đó. Hãy thực hiện theo đúng lộ trình bạn đã vạch ra, học tập một cách thực sự nghiêm túc.
Bước này cực kỳ quan trọng bởi các bạn trước khi ôn thi TOEIC cần phải cải thiện kiến thức nền tảng của mình thật vững chắc chứ không phải ngay lập tức bạn làm nhiều đề thi, hay áp dụng chiến làm đề thi để cải thiện điểm số… Mà bắt buộc các bạn cần nâng trình kiến thức của mình trước tiên về từ vựng, ngữ pháp, phát âm và kỹ năng nghe, nói tiếng Anh.
Bước 5: Ôn thi TOEIC
Mình vẫn khuyên các bạn khi ôn thi TOEIC trước tiên đừng lao vào ôn những đề thi TOEIC hay làm bộ đề thi TOEIC làm gì? Trước hết các bạn phải cải thiện kiến thức nền tảng của bản thân. Chính vì vậy, qua bước trên các bạn hãy chính thức vào ôn thi TOEIC theo dạng đề thi, học chuyên các sách cho TOEIC sẽ hiệu quả hơn.
Bất cứ ai khi học học TOEIC, IELTS hay TOEFL thì nhất định các bạn phải nắm vững cấu trúc của dạng đề thi mới có thể hiểu về đề thi và xây dựng cách làm bài thi tốt.

Mẹo học từ vựng tiếng Anh hiệu quả


Đối với người học tiếng anh, từ vựng chính là một đại dương bao la. Bạn sẽ càng tự tin khi bạn bổ sung cho mình càng nhiều nguồn từ vựng.
1. Study Vocabulary Eeveryday (Học từ vựng mỗi ngày)
– Một ngày bạn phải học bao nhiêu từ là đủ?
5 từ/ 1 ngày với bất kể chủ đề. Cứ thế bạn lặp lại từ Thứ 2 đến Thứ 6, bạn đã tích lũy được 25 từ mới/ 1 tuần. Tương đương 100 từ/ 1 tháng. Như vậy không lâu sau bạn sẽ có được 1 nguồn từ vựng dồi dào cho việc giao tiếp tiếng anh của mình.
Bạn có thể sắm cho mình 1 cuốn từ điển bỏ túi, hay download từ điển điện tử cho điện thoại như vậy bạn có thể học từ vựng mọi lúc, mọi nơi.
2. Study English Through Reading (Học bằng cách luyện đọc)
– Hãy đọc các đoạn văn ngắn khi bạn có thể.
Đó có thể là 1 đoạn văn ngắn, 1 đoạn tin tức, 1 mẩu truyện nhỏ. Chọn 1 đoạn thú vị nhưng đừng quá khó so với khả năng của bạn.
Đừng tra từng từ ngay khi bạn nhìn thấy nó là từ mới với bạn. Hãy cố gắng đọc hết nội dung và tập trung vào những gì bạn hiểu để đoán những phần còn lại. Cách này sẽ rất hiệu quả, nhất là khi bạn chọn nội dung mà bạn đang quan tâm đến.
VD: Bạn là người trong ngành Y, thì sẽ không có khó khăn gì khi bạn đọc 1 đoạn văn về chuyên môn đó. Nhưng nó sẽ khó khăn cho những người không nắm các từ vựng chuyên môn như bạn.
– Bạn cũng nên xem các đoạn tin tức bằng tiếng Việt và tự mình dịch sang tiếng anh với vốn từ mà bạn có được.
3.Study English Through Movies (Học tiếng Anh qua Phim)
– Với công nghệ hiện nay, việc tìm một 1 bộ phim tiếng anh để xem thật không khó.
Hãy chọn 1 bộ phim bạn yêu thích và bạn đã xem qua rồi, bạn nắm được nội dung của bộ phim khi xem phụ đề hoặc lồng tiếng. Nhưng lần này bạn sẽ xem bộ phim không qua sự trợ giúp phiên dịch nào để đoán ra các từ bạn nghe được với nội dung mà bạn đã hiểu được.
Bạn có thể chọn 1 bộ phim ngắn hay phim ít tập, mới đầu sẽ khó để bạn tập trung khi nghe các diễn viên nói tiếng Anh, nhưng bạn hãy cố gắng và nghe với hết khả năng của mình.
4.Study English Through Songs (Học tiếng anh qua bài hát)
– Việc học từ vựng cần được ôn đi ôn lại nhiều lần, vậy thì còn gì bằng nếu bạn học từ vựng qua 1 bài hát yêu thích của mình và nghe đi nghe lại mỗi ngày.
Hãy đọc qua lời bài hát và hiểu nội dung của bài hát, bạn đừng cố gắng hiểu từng từ một. Chọn ra 1 số từ hoặc cụm từ mà bạn quan tâm, có thể sử dụng từ điển để hiểu nghĩa chính xác cũng như mở rộng nghĩa của từ.
Giờ thì bạn chỉ cần nghe đi nghe lại bài hát yêu thích đó để ghi nhớ từ vựng mới cho mình.

Phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh hiệu quả

  1. Học thuộc từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm

    Một trong những kỹ năng kém nhất của người Việt Nam khi học tiếng Anh là nói. Đa phần chúng ta không phát âm chuẩn. Và người thầy dạy phát âm tốt nhất cho bạn chính là những đoạn băng ghi âm với giọng nói của người bản ngữ. Khi nghe, bạn hãy để âm lượng ở mức to nhất có thể và nghe đi nghe lại nhiều lần. Song song đó, bạn hãy đọc thật to từ đó lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ học được phát âm chuẩn theo người bản địa.

2. Học thuộc lòng từ vựng thông qua phát âm

     Các bạn phải hiểu rõ được quy luật thông qua cách phát âm. Ví dụ như: Change, paint, gain,… Thông qua cách phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không chỉ nhanh chóng nhớ kỹ từ vựng mà còn có thể luyện cách phát âm như người bản ngữ.

3. Học theo phương pháp “ba nhất”

     Khi học từ vựng, bạn phải luôn “nói ở mức to nhất, rõ nhất, nhanh nhất.” Khi đó, mức độ tập trung của bạn cũng đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ được cải thiện, từ đó việc ghi nhớ từ vựng sẽ dễ dàng hơn.

4. Học theo phương pháp phân loại từ vựng

     Có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm trong tiếng Anh giao tiếp, bạn nên nhóm những từ đó riêng ra và luyện tập. Cách học này sẽ giúp bạn nhớ được nhiều từ hơn.

5. Học theo các dạng thức của từ

     Trong tiếng Anh, từ có rất nhiều các dạng thức như: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài ra còn có hậu – tiền tố và các biến thể khác nhau của từ. Để nắm vững chúng một cách triệt để, bạn phải nắm rõ được các đặc tính của mỗi dạng thức.

6. Học thuộc từ đồng – trái nghĩa

     Với mỗi từ vựng trong tiếng Anh đều tồn tại những từ đồng nghĩa và những từ trái nghĩa. Khi học, bạn nên hệ thống, liên tưởng những từ đồng – trái nghĩa đó sẽ giúp bạn nhớ từ vựng kỹ hơn, đầy đủ hơn. Có mẹo nhỏ để học được nhiều từ hơn là bạn nên “cặp đôi” hai kiểu từ: đồng nghĩa và trái nghĩa, có phải “một mũi tên trúng hai đích” đúng không?

7. Phân bổ thời gian học hợp lý

     Bạn nên học mọi lúc mọi nơi nếu có thời gian rảnh. Khi đi xe bus, khi nghe nhạc, khi xem phim… đều có thể học tiếng Anh. Hãy luôn mang theo bên mình cuốn sổ từ vựng nhỏ nhé, để mỗi lúc cần là có thể “bật” ra dễ dàng.

8. Học thuộc từ vựng thông qua các câu

     Vì là học thuộc nên không tránh khỏi được lúc “nhớ nhớ quên quên.” Cho nên, bạn cần phải học từ vựng thông qua các ứng dụng thực tế. Từ vựng được đặt trong “môi trường sống” mới có thể dễ dàng ghi nhớ một cách lâu bền, “khắc cốt ghi tâm.” Học thông qua câu, bạn vừa có thể học từ vựng vừa có thể học ngữ pháp câu, tiện cả đôi đường!

9. Học thuộc từ vựng thông qua các đoạn văn

     Một đoạn văn là cả một “rừng” từ vựng và câu ngắn. Khi học thông qua các đoạn văn, bạn sẽ nhớ được chính xác về nghĩa và cách dùng trong câu ra sao. Và một khi đã thông thạo, bạn có thể dễ dàng nói được rất nhiều các đoạn văn bằng tiếng Anh.
     Với một vài mẹo học tiếng Anh trên, hy vọng các bạn sẽ “chiến thắng” chúng thật oanh liệt nhé. Khi đó, bạn có thể “tuôn” một tràng tiếng Anh mà không mắc một lỗi nhỏ nào.
     Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Toeic là gì? Cấu trúc của bài thi TOEIC

1. TOEIC là gì?

TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

2. Cấu trúc của 1 bài thi TOEIC (Reading & Listening)

TOEIC có cả 4 kĩ năng nhưng hiện nay ở Việt Nam chỉ thi 2 kĩ năng truyền thống là Listening và Reading, Cấu trúc của 1 bài thi TOEIC gồm 7 phần như sau:

LISTENING (45 munites)

PHẦN 1: (10 questions)
Picture Discription: Mô tả tranh
xem tranh + nghe và chọn ra đáp án đúng nhất

PHẦN 2: (30 questions)
Question & Response: Nghe câu hỏi và chọn câu trả lời
bạn sẽ được nghe câu hỏi nhiệm vụ của bạn là chọn câu trả lời đúng nhất trong 3 câu có sẵn.

PHẦN 3: (30 questions)
Short conversation: Đoạn hội thoại ngắn
bạn sẽ nghe đoạn hội thoại ngắn và trả lời những câu hỏi cho đoạn hội thoại đó


PHẦN 4: (30 questions)
Short Talk
bạn sẽ nghe đoạn hội thoại dài hơn và trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn hội thoại đó


READING


PHẦN 5: (40 questions)
Sentence Completion
Trong phần này, sẽ có câu cho sẵn và nhiệm vụ là phải điền vào từ, cụm từ bị thiếu trong câu. Mỗi câu có 4 đáp án và bạn sẽ phải chọn một đáp án đúng nhất để hoàn thành câu.


PHẦN 6: (12 questions)
Text Completion
Chọn từ hay cụm từ thích hợp để hoàn thành vào chỗ trống trong đoạn văn cho trước.


PHẦN 7: (48 questions)
Reading Comprehension
Trong phần này có các đoạn hội thoại tập trung vào các chủ đề như email, thư xin việc, thông báo công ty, quảng cáo sản phẩm, đơn đặt hàng sản phẩm, lịnh hẹn, tin tức. Nhiệm vụ của bạn là trả lời những câu hỏi từng đoạn văn đó.

Xem thêm tại: 

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

10 cụm từ về chủ đề Sách


1. Bookworm:mọt sách
2. An e-book/an e-reaker: sách điện tử/thiết bị để đọc sách điện tử
3. Scientific paper: bài báo khoa học
4. New release book/best-selling book: sách mới phát hành/sách bán chạy nhất
5. Book genres: các thể loại sách
6. Worth reading books/must-read book: sách đáng đọc/nên đọc
7. Original/handwritten manuscript: bản thảo gốc/ viết tay
8. Avid/general /non-specialist reader : người đam mê/thường/ít khi đọc
9. Masterpiece : kiệt tác
10. Out of print : ngừng xuất bản

Ví dụ:

His masterpiece is a collection of short stories, called The Spinning Room.
Kiệt tác của ông ấy là một tuyển tập truyện ngắn mang tên “The Room Spinning”.

Writing an effective scientific paper is not easy
Viết một bài báo khoa học ấn tượng thật không dễ dàng.

This book isn’t worth reading.
Cuốn sách này không đáng đọc đâu.

Xem thêm tại:

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

20 từ vựng chuyên ngành Ô-tô

1 Electrical System: hệ thống phanh điện tử
2 Doors: Cửa hông
3 Down Pipe: Ống xả
4 Brakes: Phanh
5 Braking System: Hệ thống phanh
6 Bumbers: Cản trước
7 Fan: Quạt gió
8 Fan belt: Dây đai
9 Force Feedback Accelerator Pedal: Bộ nhận biết bàn đạp ga
10 Front Camers System: Hệ thống camera trước
11 Grilles: Ga lăng
12 Header & Nose Panels: Khung ga lăng
13 Headlights: Đèn đầu
14 Hoods: nắp capo
15 Mirrors: Gương chiếu hậu
16 Motor Mount: Cao su chân máy
17 ntake Pipe: Đường ống nạp
18 Oil drain Plug: Ống xả nhớt
19 Raditor Supporrts: Lưới tản nhiệt

20 Radiators: két nước

Xem thêm tại:

Phân biệt 5 từ đồng nghĩa: Land, Ground, Soil, Earth, Lot

1/ Land: có nghĩa là đất, từ trái nghĩa là sea có nghĩa là biển.
Eg: Look! There the land is finally.

Land thường được dùng cho những mảnh đất rộng ở miền quê, đặc biệt khi sử dụng cho nông nghiệp.

2/ Ground: là mặt đất nơi ta đang đứng.
Eg: I fell of the ground and broke my leg.

Ground là bất cứ mảnh đất nào, có thể được thiết kế cho một hoạt động hay mục đích cụ thể nào đó.

3/ Soil: là đất trồng trọt.
Eg: The heavy rain erode our soil.

4/ Earth: là đất, trái nghĩa với nó là heaven có nghĩa là trời.
Eg: The war has spread throughout the earth.

5/ Lot: thường là một mảnh đất nhỏ ở thị xã hoặc thành phố, dùng cho việc xây dựng hoặc đỗ xe.
Eg: building lot, a parking lot

Xem thêm tại:

Dấu hiệu nhận biết Tính từ và Trạng từ

1. Dấu hiệu nhận biết Tính từ

Tận cùng là “able”: comparable, comfortable, capable, considerable

Ex: We select the hotel because the rooms are comfortable
Tận cùng là “ible”: responsible, possible, flexible

Ex: She is responsible for her son's life
Tận cùng là “ous”: dangerous, humorous, notorious, poisonous

Ex: She is one of the most humorous actresses I've ever known
Tận cùng là “ive”: attractive, decisive

Ex:
She is a very attractive teacher
Tận cùng là “ ent”: confident, dependent, different

Ex: He is confident in getting a good job next week
Tận cùng là “ful”: careful, harmful, beautiful

Ex: Smoking is extremely harmful for your health
Tận cùng là “less”: careless, harmless

Ex: He is fired because of his careless attitude to the monetary issue
Tận cùng là “ ant”: important

Ex: Unemployment is the important interest of the whole company
Tận cùng “ic”: economic, specific, toxic

Ex: Please stick to the specific main point
Tận cùng là “ ly”: friendly, lovely, costly (từ này hay xuất hiện trong đề thi)

Ex: Making many copies can be very costly for the company.
Tận cùng là “y”: rainy, sunny, muddy (đầy bùn), windy...

Ex: Today is the rainiest of the entire month
Tận cùng là “al”: economical (tiết kiệm), historical, physical...

Ex: Instead of driving to work, he has found out a more economical way to save money.
Tận cùng là “ing”: interesting, exciting, moving = touching (cảm động)

Ex: I can't help crying because of the moving film
Tận cùng là “ed”: excited, interested, tired, surprised...

He has been working so hard today, so he is really exhausted


2. Dấu hiệu nhận biết Trạng từ

Trạng từ kết cấu khá đơn giản:

Adv= Adj+ly: wonderfully, beautifully, carelessly...

Ex: she dances extremely beautifully



Xem thêm:

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Cụm từ đi với "IN"

Đọc thêm:
 
In = bên trong
• In + month/year
• In time for = In good time for = Đúng giờ (thường kịp làm gì, hơi sớm hơn giờ đã định một chút)
• In the street = dưới lòng đường
• In the morning/ afternoon/ evening
• In the past/future = trước kia, trong quá khứ/ trong tương lai
• In future = from now on = từ nay trở đi
• In the begining/ end = at first/ last = thoạt đầu/ rốt cuộc
• In the way = đỗ ngang lối, chắn lối
• Once in a while = đôi khi, thỉnh thoảng
• In no time at all = trong nháy mắt, một thoáng
• In the mean time = meanwhile = cùng lúc
• In the middle of (địađiểm)= ở giữa
• In the army/ airforce/ navy
• In + the + STT + row = hàng thứ...
• In the event that = trong trường hợp mà
• In case = để phòng khi, ngộ nhỡ
• Get/ be in touch/ contact with Sb = liên lạc, tiếp xúc với ai
 

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

10 câu thành ngữ về thời gian



1. Time is money, so no one can put back the clock: Thời gian là vàng nên không thể xoay ngược kim của nó

2. Time flies like an arrow: Thời gian thoát thoát thoi đưa

3. Time and tide waits for no man: Thời gian có chờ đợi ai

4. Time is the great healer: Thời gian chữa lành mọi vết thương

5. Every minute seem like a thousand: Mỗi giây dài tụa thiên thu

6. Let bygones be bygones: Đừng nhác lại chuyện quá khứ

7. Time is the rider that breaks youth: Thời gian tàn phá tuổi trẻ

8. Better late than never: Thà trễ con hơn không bao giờ

9. Time, which strengthens friendship, weakens love: Thời gian làm tình bạn thắm thiết, nhưng lại hao mòn tình yêu

10. Slow and steady wins the race: Chậm mà chắc

Xem thêm tại:
học tiếng anh giao tiếp
giao tiep tieng anh
website tự học toeic

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Kiến thức Câu Bị động trong tiếng Anh



1. Cấu trúc câu bị động:

Subject + finite form of to be + Past Participle
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2) Example: A letter was written.

Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:

Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished.  (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)
Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.
  • Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.
  • Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.
  • Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.
  • Past perfect  (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.
  • Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.
  • Future perfect  (TL hoàn thành) The car/cars will have been designed
  • Present progressive  (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.
  • Past progressive  (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.

Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động. Ví dụ:

  • Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
  • Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
  • Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)
Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).
Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.

Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường

am
is 
are 
was 
were
+ [verb in past participle]
Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.
Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.

Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn

am
is 
are 
was 
were
+ being + [verb in past participle]
Active: The committee is considering several new proposals.
Passive: Several new proposals are being considered by the committee.

Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành

has
have
had
+ been + [verb in past participle]
Active: The company has ordered some new equipment.
Passive: Some new equipment has been ordered by the company.

Trợ động từ

modal
+ be + [verb in past participle]
Active: The manager should sign these contracts today.
Passive: These contracts should be signed by the manager today.

Các ví dụ về sử dụng Câu bị động

Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động. My leg hurts.

Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.
Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
  • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
    • Could you please check my mailbox while I am gone.
    • He got lost in the maze of the town yesterday.
  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
    • The little boy gets dressed very quickly.
    • - Could I give you a hand with these tires.
    • - No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.
  • to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
    • This table is made of wood
  • to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)
    • Paper is made from wood
  • to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
    • This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
  • to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
    • This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
Phân biệt thêm về cách dùng marry  divorce trong 2 thể: chủ động và bị động. Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get maried  get divorced trong dạng informal English.
  • Lulu and Joe got maried last week. (informal)
  • Lulu and Joe married last week. (formal)
  • After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)
  • After 3 very unhappy years they dovorced. (formal)
Sau marry  divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb
  • She married a builder.
  • Andrew is going to divorce Carola
  • To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)
  • She got married to her childhood sweetheart.
  • He has been married to Louisa for 16 years and he still doesn’t understand her.
2. Cách sử dụng của câu bị động
Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)

Đọc thêm:

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

7 Câu chúc Trung thu bằng tiếng Anh

Đọc thêm:

hoc toeic online

website tự học toeic

hoc tieng anh giao tiep online mien phi


1. Happy Mid-Autumn Festival.
Chúc mừng ngày Tết Trung thu. 
2. Wish you and your family a happy Mid-Autumn Festival.
Chúc bạn cùng gia đình có ngày Tết Trung thu hạnh phúc. 
3. Happy Mid-Autumn Festival! May the round moon bring you a happy family and a successful future.
Chúc mừng Tết Trung thu, mong vầng trăng tròn sẽ mang tới hạnh phúc và thành công cho gia đình bạn. 
4. Wish you a perfect life just like the roundest moon in Mid-Autumn Day.
Mong bạn có cuộc sống an viên như vầng trăng tròn ngày Tết Trung thu. 
5. The Mid-Autumn Day approaches. I wish your family happiness and blessings forever.
Ngày Tết Trung thu sắp tới, tôi ước gia đình bạn được hạnh phúc và luôn gặp an lành.
6. Happy Mid-Autumn Day! Wish that you go well and have a successful and bright future.
Mừng ngày Tết Trung thu, ước rằng những điều thuận lợi, thành công và may mắn sẽ đến với bạn. 
7. I wish that your career and life, just like the round moon on Mid-Autumn Day, be bright and perfect.

10 cụm từ tiếng Anh đi với GO

1.What a go!: Sao mà rắc rối thế!
2. have a go at doing sth: thử làm việc gì
3. full of go: đầy sức sống, đầy nhiệt tình
4. make a go of sth: thành công (trong việc gì…)
5. go all lengths: dùng đủ mọi cách
6. all (quite) the go: (nghĩa thông tục) hợp thời trang
7. to be on the go: bận rộn hoạt động, đang xuống dốc
8. How quickly time goes!: Sao mà thời gian trôi nhanh thế!
9. go to the whole way: làm đến nơi đến chốn
10. go over big: (nghĩa thông tục) thành công lớn, đạt kết quả lớn

Đọc thêm:
hoc toeic online
luyện thi toeic online miễn phí
website tự học toeic