Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

“Will, will Will will Will Will’s will?” nghĩa là gì? – Những câu tiếng Anh Kỳ Quái nhất

Ngữ pháp TOEIC - TOEIC test- Một từ tưởng chừng như rất quen, song khi đặt vào mỗi ngữ cảnh khác nhau lại mang một ý nghĩa riêng biệt, và có khi vô cùng thú vị. Cùng tìm hiểu thêm nhé!

A ship-shipping ship ships shipping-ships

Bức ảnh bên dưới chính là để minh họa cho câu “A ship-shipping ship ships shipping-ships” đấy! Một cách viết lại cho dễ hiểu là “A boat-shipping boat transports shipping-boats”, và nghĩa của nó là ‘Một con tàu chuyên chở tàu đang chở những con tàu chuyên chở tàu khác’. Trong tiếng Anh còn rất nhiều trường hợp tương tự: câu hoàn toàn đúng ngữ pháp và có nghĩa nhưng đọc lên lại nghe “lùng bùng như thần chú”, nguyên nhân là do hiện tượng đồng âm và đa nghĩa của từ. Chúng ta cùng khám phá thêm vài câu cực “kỳ quái” dưới đây nhé!

Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo

Bạn đã cảm thấy hoa mắt chưa? Có đến 8 từ “buffalo” đấy! Trong số này, từ “Buffalo” viết hoa là tên một thành phố ở Mỹ. Trong các từ còn lại, ngoài là danh từ quen thuộc chỉ “con trâu”, “buffalo” còn đóng vai trò động từ với nghĩa “lấn át, bắt nạt”, tương tự như “bully”. Câu này có thể viết lại thành “The buffalo from Buffalo who are buffaloed by buffalo from Buffalo, buffalo other buffalo from Buffalo”, nghĩa là “Con trâu ở thành phố Buffalo mà bị con trâu khác ở thành phố Buffalo bắt nạt, thì nó cũng đi bắt nạt con trâu khác ở thành phố Buffalo”!

Rose rose to put rose roes on her rows of roses

Câu này khi đọc lên sẽ chứa rất nhiều vần /ou/, do hiện tượng đồng âm. Nghĩa của các từ trong câu bao gồm:
  • Rose: tên một người phụ nữ
  • rose: quá khứ của rise (đứng dậy, vươn lên)
  • rose: màu hồng
  • roes: trứng cá (trong trường hợp này là một loại phân bón)
  • rows: luống, hàng
  • roses: hoa hồng
Nghĩa của câu là: “Cô Rose rướn người lên để bón loại phân trứng cá màu hồng vào mấy luống hoa hồng của cô ấy.”

Will, will Will will Will Will’s will?

Tương tự câu trên, từ “will” trong câu này cũng có rất nhiều chức năng khác nhau, vừa là tên người (ở đây lại có đến 3 bạn trùng tên Will!), vừa là trợ động từ, vừa là động từ chính (“để lại tài sản theo di chúc”) vừa là danh từ (“di chúc”). Câu này có thể tạm dịch như sau: “Will à, cậu có nghĩ anh Will kia sẽ để lại di chúc chia tài sản cho anh Will nọ không?”

Sự khác biệt giữa tính từ đuôi “-ed” và đuôi “-ing” uôi “-ing”

Hoc Tiếng Anh TOEIC - bài Test Toeic-  Khi thêm hậu tố “- ed ” và ” – ing ” vào sau động từ sẽ biến động từ đó thành tính từ
(Chỉ có một ít tính từ kết thúc bằng – ed hoặc – ing nhưng chúng rất phổ biến : worried /worrying , interested /interesting , excited /exciting)
‘ – ED ‘ ADJECTIVES —- Tính từ kết thúc bằng – ed được dùng để nói người ta cảm thấy thế nào :
Ex: She felt tired after working hard all day. (Chị ấy thấy mệt vì làm nhiều việc suốt cả ngày)
‘ – ING ‘ ADJECTIVES —- Tính từ kết thúc bằng – ing được dùng để mô tả sự vật hoặc hoàn cảnh như thế nào .
Ex: Working hard all day is tiring. (Làm nhiều việc cả ngày rất mệt)
*** Tóm lại: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN: dùng tính từ với – ed để chỉ cảm xúc của con người , còn – ing để mô tả sự vật và hoàn cảnh. Tính từ đuôi -ed mang tính chủ quan còn tính từ đuôi -ing mang tính khách quan.
Sự khác biệt giữa tính từ đuôi -ing và đuôi -ed
BẢNG VÍ DỤ – ed and – ing adjectives tables:
Feel ‘- ed ‘ describe ‘- ing ‘
annoyed – annoying
bored – boring
confused – confusing
depressed – depressing
excited – exciting
frustrated – frustrating
frightened – frightening
satisfied – satisfying
shocked – shocking
Phần mở rộng:
Khi không thêm ed thì tính từ hai mặt trở thành động từ và mang nghĩa “làm cho…thấy …”
The boy worries me. => thằng bé làm cho tôi thấy lo lắng
The film interested me => bộ phim làm cho tôi thấy thú vị
Các công thức của tính từ hai mặt được minh họa qua các ví dụ dưới đây:
I am interested in the book. => tôi thấy quyển sách thú vị
The book interests me. => quyển sách làm tôi thấy thú vị
The book is interesting. => quyển sách thật thú vị
I find the book interesting. => tôi thấy quyển sách thú vị
It is an interesting book. => nó là một quyển sách thật thú vị

Phương pháp luyện kỹ năng đọc

Kỹ năng đọc rất quan trọng trong bài Toeic Reading Test, vì vậy tìm hiểu bài này để trau dồi kỹ năng đó nhéLuyện kỹ năng đọc tiếng anh: 

Skimming (đọc lướt):

Là cách đọc lướt để trả lới câu hỏi “what is the main idea or topic of the passage’’ (thông tin chính/ chủ để của đoạn văn là gì?). Khi bạn đọc một tờ báo, bạn không nhất thiết phải đọc từng từ một. Thay vào đó, bạn có thể đọc kĩ những câu có nội dung mang thông tin. Đọc lướt thường nhanh hơn ba đến bốn lần so với đọc bình thường. Người ta thường đọc lướt khi họ phải đọc quá nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn nên sử dụng phương pháp đọc lướt (skimming) khi bạn muốn biết thông tin đó có cần thiết cho bạn hay không.
Có nhiều thủ thuật để bạn sử dụng khi đọc lướt. Một vài người đọc câu đầu tiên và cuối cùng hay đọc tiêu đề, bài tóm tắt và cách bố cục của bài văn. Bạn cũng có thể đọc tiêu đề hay tiêu đề phụ, hoặc những minh hoạ. Hãy chú ý đọc kĩ câu đầu tiên của mỗi đoạn văn. Cách này rất hiệu quả khi bạn đang tìm kiếm những thông tin quan trọng hơn là đọc hết cả bài. Đọc lướt tốt để tìm những thông tin về ngày tháng, tên tuổi và địa danh. Nó cũng có thể được sử dụng khi đọc biều đồ, bản đồ.

Luyện kỹ năng đọc tiếng anh: Scanning (đọc kĩ):

Là một phương pháp bạn sử dụng khi tra thông tin trong danh bạ điện thoại hay trong từ điển. Bạn tìm những thông tin chính xác để trả lời các câu hỏi trong bài.Trong phần lớn các trường hợp thì bạn biết bạn đang tìm gì vì thế bạn tập trung vào việc tìm câu trả lời chính xác. Khi đọc kĩ bạn có thể đọc lướt toàn bộ để tìm kiếm những từ và cụm từ quan trọng. Việc đọc kĩ cũng được sử dụng khi bạn tìm kiếm lần đầu để chọn câu trả lời cho một câu hỏi. Một khi bạn đã đọc kĩ được một văn bản, bạn có thể quay lại đọc lướt bài đó.

Với tài liệu đơn giản

Có nhiều cách đọc các loại tài liệu đơn giản phụ thuộc vào mục đích khác nhau của bạn. Bạn có thể đọc để giải trí, để lấy thông tin hay để hoàn thành công việc. Nếu bạn đang nghiên cứu hay xem xét bạn có thể đọc lướt (skimming). Nếu bạn đang tìm thông tin, bạn có thể đọc kĩ để tìm những từ quan trọng. Để lấy thông tin một cách chi tiết, bạn có thể một phương pháp gọi là SQ4R (Survey Question Read Recite Relate Review). Bạn cần phải điều chỉnh tốc độ đọc và phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích của bạn.

Tài liệu phức tạp

Là những trang webs, tiểu thuyết, sách giáo khoa, sách huấn luyện, tạp chí, sách báo hay thư điện tử mà mọi người đọc hàng ngày. Người đọc tốt là những người có khả năng kết hợp nhiều cách đọc cho những mục đích khác nhau. Đọc lướt hay đọc sâu là hai phương pháp riêng biệt trong quá trình xử lí thông tin.

Một số bước giúp bạn luyện kỹ năng đọc tiếng anh

Tìm và lựa chọn các văn bản phù hợp với sở thích của bạn, bạn có thể tải và lưu vào email. Khi đọc, bạn phải chú ý đến nội dung chi tiết của bài báo. Bạn phải chắc chắn rằng bạn hiểu được nghĩa và cách dùng của từ trong văn bản. Tìm ra ý đồ hay mục đích của tác giả cũng như quan điểm của tác giả về vấn đề được nói đến trong văn bản. Cuối cùng, bạn cần là tìm ra thông tin chi tiết và các dẫn chứng minh hoạ cho quan điểm hay ý đồ của tác giả.

Cách học từ vựng TOEIC hiệu quả

Meo 1: Cách học từ vựng rất hiệu quả đó là bạn ghi từ vựng ra một tờ giấy (khoảng 5-10 từ), ghi nghĩa ra bên cạnh.

Bước 1. Bạn nhìn nghĩa của từ đó rồi ghi ra bên cạnh từ bằng tiếng Anh lần lượt đến hết số từ bạn muốn học.
Bước 2. Bạn nhìn từ tiếng Anh ghi nghĩa tiếng Việt ra bên cạnh cũng lần lượt như vậy đến hết số từ bạn muốn học
Bước 3. Bạn che hết tất cả những từ tiếng Anh bằng 1 tờ giấy hoặc bất cứ cái gì. Bạn cố gắng nhớ những từ tiếng Anh dựa vào nghĩa tiếng Việt của nó. Nếu bạn không thể nhớ thì bạn có thể lật tờ giấy che đi để nhìn từ tiếng Anh đó và ghi vào bên cạnh. Bạn làm lần lượt với tất cả các từ cần học.
Bước 4. Tương tự bước 3, bạn che nghĩa tiếng Việt của các từ cần học sau đó bạn cố gắng nhớ từ tiếng Anh và ghi ra bên cạnh
Bạn cứ lặp đi lặp lại bước 3 và 4 liên tục đến khi nào bạn nhìn thấy từ là đoán ra nghĩa và nhìn thấy nghĩa là đoán ra từ là bạn đã thành công.
Ví dụ:
Hello Xin chào Hello Xin chào Hello Xin chào ….
Good Tốt Good Tốt Good Tốt ….
Nguyên tắc của phương pháp này là khi bạn viết thì hành động viết đó nó đã làm cho não của bạn chuyển thông tin từ mắt qua não xử lý rồi đến tay viết và khi đó não của ban phải ghi nhớ từ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì não của bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn và bạn nhớ từ cũng rất lâu.

Mẹo 2: Dùng tập gián stick note để học tiếng anh

Kinh nghiệm 2: Bạn mua tập giấy dán (stick note) bạn ghi từ tiếng Anh của bất kể vật dụng gì ở bàn học của bạn cũng như trong nhà và bạn dán nó vào đó. Thì khi bạn không có ý học từ vựng tiếng anh nhưng khi nhìn thấy những vật dụng đó, từ tiếng Anh nó hiển thị luôn khi đó bạn đã học thêm 1 lần từ đó. Cứ như thế dần dần bạn sẽ thuộc được từ đó.

cach-hoc-tu-vung-tieng-anh-hieu-qua
Nguyên tắc của phương pháp này là lặp đi lặp lại 1 hành động, 1 hình ảnh thì bạn sẽ nhớ lâu hơn và trực quan hơn.

Mẹo 3: Học từ vựng với tờ giấy A4 cắt thành từng miếng nhỏ

Bạn lấy giấy A4 cắt thành từng miếng nhỏ (to nhỏ tùy bạn) đảm bảo bạn nghi đủ nghĩa 1 từ tiếng Anh và nghĩa của nó. Bạn ghi từ tiếng Anh 1 mặt, mặt kia bạn ghi nghĩa của nó. Bạn mang tập giấy có từ tiếng Anh đó đi theo bạn, khi rảnh bạn ngồi mở ra xem cũng là một cách học rất hiệu quả. Phương pháp này còn gọi là Flash Cards

Mẹo 4: Đọc và nghe tiếng anh thường xuyên với nhiều chủ đề khác nhau

Bạn đọc và nghe tiếng Anh thường xuyên với nhiều chủ đề khác nhau. Khi đó bạn sẽ gặp những từ mới, ghi chúng ra và cố gắng đọc và nghe lại bài đó nhiều lần cho đến khi bạn hiểu nội dung của bài đọc và bài nghe đó là gì. Mỗi lần như vậy, từ vựng của bạn sẽ được bổ sung.

Mẹo 5: Học từ vựng bằng cách học những từ cùng nghĩa, từ liên quan, đồng nghĩa

Khi bạn học từ vựng toeic, bạn cố gắng nhớ từ gốc sau đó bạn có thể tìm từ liên quan đến nó (word family).
Ví dụ: Bạn muốn học từ Act (động từ) bạn có thể tìm xem danh từ của nó là gì Action, tính từ của nó là Active thì từ 1 nghĩa gốc bạn sẽ viết được thêm vài từ nữa liên quan đến từ gốc đó.
Còn một vài phương pháp học từ vựng nữa như chơi game Crosswords, Hangman nhưng trên đây là 5 kinh nghiệm học từ vựng rất hiệu quả, bạn có thể chọn cho mình 1 phương pháp thích hợp hoặc bạn áp dụng tất cả các phương pháp tùy từng lúc và hoàn cảnh.
Chúc bạn học từ vựng tốt hơn.

Học phản xạ Tiếng Anh với 4 bước đơn giản

Học phản xạ Tiếng Anh với 4 bước đơn giản
Một cách cực kỳ hiệu quả để bạn học tiếng Anh giao tiếp được đó là hãy học phản xạ tiếng Anh thật tốt. Như vậy, là bạn đã dần làm chủ được ngôn ngữ tiếng Anh rồi đó. Rất nhiều bạn học rất nhiều nhưng lại không thể phản xạ với tiếng Anh tốt, nguyên nhân là do phương pháp học của bạn chưa đúng.
1. Sử dụng hình ảnh
                                                 học anh văn giao tiếp ở đâu hồ chí minh
Đây là cách vừa đơn giản mà lại hiệu quả và tránh sự nhàm chán cho bạn. Khi nhìn thấy bất kỳ một bức tranh, hình ảnh ở bất cứ đâu hãy mô tả ngay những điều bạn thấy ở bức tranh đó, lập tức nói ra thành lời một cách nhanh nhất có thể. Tiếp theo, bạn có thể miêu tả kỹ hơn nữa về bức tranh đó, bạn thấy gì và nó như thế nào, làm như vậy sẽ rèn thêm khả năng tiếng Anh của bạn rất tốt.
2. Tưởng tượng ra một tình huống hay một đoạn hội thoại
Đây là một cách rất phổ biến đối với những người học tiếng Anh và mang lại kết quả rất tốt. Bạn hãy tự tìm ra một chủ đề nào đó, có thể là chủ đề bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn cho bạn để tưởng tượng. Bạn đầu sẽ chỉ là những tình huống đơn giản, ít chi tiết nhưng càng luyện tập nhiều thì bạn sẽ xây dựng được những tình huống phức tạp hơn. Hãy đứng trước gương và nói ra bất kỳ điều gì mà bạn đang nghĩ đến, điều này cũng giúp bạn luyện tập được khẩu hình miệng của mình và phát âm cũng chuẩn hơn nữa.
 3. Hãy nói theo những bộ phim
Điểm quan trọng của cách này đó là tốc độ nói và sự chính xác, sẽ giúp bạn luyện tập nói trôi chảy và hình thành phản xạ. luyện nghe tiếng anh
Với cách này,đầu tiên hãy mở một đoạn nào đó trong một bộ phim bất kỳ hoặc chọn phim mà bạn thích sẽ dễ dàng và hứng thú hơn. Hãy bật đoạn phim đó lên (lưu ý là hãy chọn phim có Sub nhé), sau đó nói theo những gì trong đoạn phim đó nói, nhớ là nói theo và nói đúng tốc độ. Đừng vì bạn không đọc được kịp hay chưa nói được một số từ mà dừng lại nhé, hãy cứ nói một lèo cho đến hết. Đến lần thứ 2 thì bạn chắc chắn sẽ tiến bộ hơn mà. Bạn cứ nghe như vậy, đến lần thứ 3 thì hãy dừng ở những đoạn bạn thấy khó nghe, nghe đi nghe lại phần đó và luyện tập theo nhé. Như vậy, ngữ điệu của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh đó.
 4. Q & A
Hãy tìm cho mình một người bạn để cùng thực hành, và tham gia vào CLB tiếng anh, bạn sẽ học nhanh hơn đó. Nhớ chuẩn bị một vốn từ vựng tiếng Anh theo chủ đề kha khá cho mình trong phần này nhé. Tìm những chủ đề mà bạn đã khá nắm vững, vì làm sao bạn có thể nói gì được về một lĩnh vực mà mình không hề biết gì.
 Hãy bắt đầu từ những câu hỏi dễ, đơn giản nhất rồi sau đó khi thành thạo rồi mới chuyển sang những câu phức tạp hơn, đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều hơn. Như vậy, bạn sẽ vừa đảm bảo được việc nói lưu loát mà lại vận dụng được tư duy bằng tiếng Anh.
 Hãy lựa chọn cho mình phương pháp học phù hợp với bản thân mình, và nhớ đừng vội vàng và ham quá, hãy học tới đâu là chắc tới đó nhé.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

CẤU TRÚC ĐẢO NGỮ

 NGỮ PHÁP TOEIC: Inversion construction (cấu trúc đảo ngữ)
Cấu trúc thông thường của 1 câu là :chủ từ đứng trước động từ ,nhưng có trường hợp ngược lại: động từ lại đứng trước chủ từ .Trong trường hợp này người ta gọi là đảo ngữ. Đảo ngữ được sử dụng trong nhiều trường hợp, thông dụng nhất là trong cấu trúc câu hỏi
Ví dụ: He is nice => Is he nice ?
Về hình thức đảo ngữ có thể chia làm 2 loại:
1) Đảo ngữ như câu hỏi
Là hình thức đem động từ đặc biệt (hoặc trợ động từ ) ra trước chủ từ.
khi nào dùng đảo ngữ như câu hỏi ?
+ Khi gặp các yếu tố phủ định ở đầu câu
( not , no, hardly, little, never, seldom , few, only, rarely .....)
Ví dụ::
I never go to school late
Chữ never bình thường nằm trong câu thì không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi đem nó ra đầu câu thì sẽ có đảo ngữ.
Never do I go to school late
+ Khi có các chữ sau ở đầu câu
so, such, often, much, many, many a, tính từ
Ví dụ:
He read many books yesterday.
Many books did he read yesterday ( đảo many ra đầu )
The trees are beautiful in their colors.
Beautiful are the trees in their autumn colors (đảo tính từ ra đầu)
The days when we lived in poverty are gone .( gone là tính từ)
Gone are the days when we lived in poverty. ( đảo gone ra đầu)
The doctor was so angry that he went away.
=> So angry was the doctor that .....( so + adj + be + S + that + clause)
So nice a girl was that .... ( so + adj + a N +be + that + clause )
Such a noise was there that I couldn’t work
2) Đảo ngữ nguyên động từ
Là hình thức đem nguyên động từ ra trước chủ từ (không cần mượn trợ động từ )
- Khi nào dùng đảo ngữ loại này ?
Khi có cụm trạng từ chỉ nơi chốn ở đầu câu :
on the ...., in the.... , here, there, out, off...
Ví dụ:
His house stands at the foot of the hill
-> At the foot of the hill stands his house .(đem nguyên động từ stands ra trước chủ từ )
The bus came there
-> There came the bus(đem nguyện động từ came ra ,không mượn trợ động từ did)
Lưu ý :trong cách này chủ ngữ phải là danh từ thì mới đảo ngữ được, đại từ không đảo ngữ
Ví dụ:
Here came the bus
Nhưng chủ từ là đại từ thì không được
Here it came (không đảo came ra trước )
3) Đảo ngữ trong câu điều kiện
Loại này chỉ áp dụng riêng cho câu điều kiện mà thôi
Các chữ : HAD trong câu ĐK loại 3, chữ WERE, trong loại 2, chữ SHOULD trong loại 1 có thể đem ra trước chủ từ thế cho IF
Ví dụ:
If I were you, I would ....
= Were I you , I would....
If I had gone to school......
= Had I gone to school...
if I should go....
= Should I go.....
Xem thêm tài liệu luyện thi TOEIC đáng tin cậy: starter toeictartics for toeic,  v.v…, sử dụng phần mềm luyện thi TOEIC và học thêm nhiều mẹo thi toeichữu ích nữa nhé! 

Các cụm từ lóng, thông dụng trong giao tiếp hàng ngày

Các cụm từ lóng, thông dụng trong tiếng anh giao tiếp hàng ngày

Hoc giao tiep tieng Anh sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là những cụm từ lóng, thông dụng trong giao tiep tieng Anh  hàng ngày mà bạn nên biết:
A

According to ….:Theo…..
Anyway...dù sao đi nữa…
As far as I know,….. : Theo như tôi được biết,..

B
Be of my age : Cỡ tuổi tôi
Beat it : Đi chỗ khác chơi
Big mouth: Nhiều chuyện
By the way: À này
Be my guest : Tự nhiên
Break it up : Dừng tay
But frankly speaking, .. :Thành thật mà nói

C

Come to think of it : Nghĩ kỹ thì
Can’t help it : Không thể nào làm khác hơn
Come on : Thôi mà gắng lên, cố lên
Cool it : Đừng nóng
Come off it: Đừng xạo
Cut it out : Đừng giỡn nữa, ngưng lại

D
Dead End : Đường cùng
Dead meat: Chết chắc
Down and out : Thất bại hoàn toàn
Down the hill : Già
For what : Để làm gì? What for? : Để làm gì?
Don’t bother : Đừng bận tâm
Do you mind : Làm phiền
Don’t be nosy : Đừng nhiều chuyện

F
For better or for worst : Chẳng biết là tốt hay là xấu

J
Just for fun : Giỡn chơi thôi  
Just looking : Chỉ xem chơi thôi

Just kidding / just joking: Nói chơi thôi


G
Good for nothing : Vô dụng
Go ahead :Đi trước đi, cứ tự nhiên
God knows : Trời biết 
Go for it : Hãy thử xem

K
Keep out of touch : Đừng đụng đến
H Hang in there/ Hang on : Đợi tí, gắng lên  
Hold it : Khoan  
Help yourself : Tự nhiên  
Take it easy : Từ từ

I I see : Tôi hiểu
It’s all the same : Cũng vậy thôi mà
I ‘m afraid : Rất tiếc tôi…  
It beats me : Tôi chịu (không biết)

L  
Last but not least :Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng
Little by little : Từng li, từng tý  
Let me go : Để tôi đi  
Let me be : Kệ tôi
Long time no see : Lâu quá không gặp


M  
Make yourself at home : Cứ tự nhiên  
Make yourself comfortable : Cứ tự nhiên
My pleasure : Hân hạnh

O

out of order: Hư, hỏng
out of luck : Không may  
out of question: Không thể được  
out of the blue: Bất ngờ, bất thình lình  
out of touch : Không còn liên lạc  
One way or another : Không bằng cách này thì bằng cách khác
One thing lead to another :Hết chuyện này đến chuyện khác


P  
Piece of cake : Dễ thôi mà, dễ ợt
Poor thing : Thật tội nghiệp

N
Nothing :Không có gì 
  Nothing at all : Không có gì cả
No choice :Hết cách,

No hard feeling :Không giận chứ
Not a chance : Chẳng bao giờ
Now or never : ngay bây giờ hoặc chẳng bao giờ  
No way out/ dead end : không lối thoát, cùng đường
No more : Không hơn
No more, no less : Không hơn, không kém  
No kidding ? : Không nói chơi chứ ?

Never say never :Đừng bao giờ nói chẳng bao giờ

none of your business :Không phải chuyện của anh

No way :Còn lâu

No problem :Dễ thôi
No offense: Không phản đối

S
So? : Vậy thì sao?
So So :Thường thôi
So what? : Vậy thì sao?
Stay in touch : Giữ liên lạc
Step by step : Từng bước một
See ? : Thấy chưa?
Sooner or later : Sớm hay muộn
Shut up ! : Im Ngay


T
That’s all : Có thế thôi, chỉ vậy thôi
Too good to be true : Thiệt khó tin
Too bad : Ráng chiụ
The sooner the better : Càng sớm càng tốt
Take it or leave it: Chịu hay không


Y
You see: Anh thấy đó


W
Well? : Sao hả?  
Well Then : Như vậy thì  
Who knows : Ai biết
Way to go : Khá lắm, được lắm
Why not ? : Tại sao không ?  

Phân biệt Start- Begin

TOEIC: Phân biệt Start- Begin
1/ Về nghĩa, START và BEGIN đều có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu. Giữa chúng hầu như không có sự khác biệt nào mà còn có thể được dùng thay thế cho nhau.
2/ Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt giữa chúng.
- Trước tiên, START có thể được sử dụng như một động từ và cả như một danh từ còn BEGIN thì chỉ là động từ.
- Về mức độ, START thường mang đến một cảm giác nhanh, mạnh và bất ngờ, như là một hành động xảy ra vào một thời điểm. Begin thường mang đến cảm giác từ từ hơn, chậm rãi hơn và nói về một quá trình.
Ex: - You should start training your staff right now or you’ll be late!
- She begins to cry when Jack makes her promise to give him a lot of money.
- START có nghĩa rộng hơn nên BEGIN không được dùng thay cho START trong các trường hợp sau:
+ Dùng với máy móc:
Ex: - Press the button and the engine will start.
+ Dùng với nghĩa là khởi hành một chuyến đi:
Ex: - Let’s start early before the traffic gets worse.
+ Khi nói về một người mở màn, bắt đầu một sự kiện nào đó hay bộ phận khởi động, món khai vị, v..v, chúng ta chỉ dùng START.
+ Khi bắt đầu từ một điểm xác định nào đó.
Ex: - This collection is very expensive with prices start from £1000.
Cũng có trường hợp START không được dùng thay cho BEGIN:
+ Nói về một người mới hoàn toàn trong một lĩnh vực nào đó
Ex: - English for beginners
3/ Khác biệt khi dùng START và BEGIN với TALK:
+ START TO TALK sử dụng đối với những em bé đắt đầu biết nói.
Ex: - My baby started to talk 3 weeks ago and her first word was mama
+ BEGIN TO TALK có nghĩa là bắt đầu nói.
Ex: - He began to talk 40 minutes ago and never stopped.

Hướng dẫn học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc cho người đi làm

Bạn không có thời gian nhiều để học Giao tiếp tiếng anh vì bạn còn đi làm, vì còn các mối quan hệ khác???

Vậy làm thế nào bạn học được Tiếng anh giao tiếp cấp tốc thật dễ dàng? Sau đây mình xin chia sẻ các lời khuyên để bạn có thể giao tiep tieng Anh được tốt hơn và đặc biệt là nhanh hơn khi bạn là người đi làm.
working


Bạn quá bận rộn và không có thời gian học tiếng Anh cho người đi làm?

1: Định hướng mục tiêu cụ thể cho bản thân
Lúc bạn xác định được mục tiêu cho bản thân trong việc tìm ra được hướnghọc Tiếng anh giao tiếp thì học cấp tốc khá dễ dàng. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải dành thời gian để .
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị xem mình hổng kiến thức ở đâu, yếu phần nào nhất trong khi giao tiếp tiếng anh và kịp thời bổ sung những điểm yếu đấy.
Tìm hiểu các kênh tài nguyên trên mạng để cung cấp cho bạn một vốn từ vựng đủ để giao tiếp Tiếng anh một cách cấp tốc, nhanh nhất.

2: Luôn luyện tập Tiếng anh giao tiếp hằng ngày:
Hoc tieng Anh cap toc hiệu quả điều quan trọng hơn cả là bạn phải sử dụng nó hằng ngày và luôn luôn trau dồi tích lũy thêm thật nhiều kiến thức chứ không được để lâu lâu mới sử dụng, vì như thế bạn chẳng bao giờ có thể nói được tiếng anh cả.
Có một cách ngoài những tài nguyên có trên mạng, bạn cần sử dụng một cách triệt để các nguồn đấy, Lên CNN, BBC đọc các bản tin, nghe đi nghe lại đến lúc bạn hiểu là người ta đnag nói cái gì, thấy chưa biết từ này, lấy từ điển ra tra cứu ngay, như thế bạn sẽ tăng được phản xạ và tiếp xúc với tiếng anh giao tiếp mỗi ngày.

3: Học cách sử dụng từ ngữ theo đúng hoàn cảnh, tình huống trong giao tiếp
Bằng việc bạn vận dụng các tài nguyên sẵn có để xem người ta sử dụng từ ngữ đó, cách giao tiếp đó trong hoàn cảnh, tình huống nào thì phù hợp với cách dùng của người bản xứ, bạn nên bắt chước, tập theo và luyện tập với một một người bạn bản xứ để họ có thể sửa sai cho bạn.

4:Kiểm tra trình độ của bạn thường xuyên
Việc này sẽ giúp bạn thấy được mình thay đổi và tiến bộ như thế nào để đạt được hiệu quả dù là hoc tieng Anh giao tiep co ban hay  cấp tốc vì bạn không có thời gian nhiều cho nó, hãy để người bạn của bạn check thử xem khả năng phát âm, luyến âm, và sử dụng ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh hay chưa, cần bổ sung thêm những điểm yêu nào nữa sẽ giúp bạn tiến bộ lên trông thấy.
Hy vọng với những mẹo này bạn có thể Học được Tiếng anh giao tiếp cấp tốc đặc biệt dành cho người đi làm như bạn đạt hiệu quả cao như bạn mong đợi. Good Luck!

Quá khứ phân từ (V-ed) và hiện tại phân từ (V-ing)


Cùng học ngữ pháp Toeic nào: Quá khứ phân từ (V-ed) và hiện tại phân từ (V-ing)
Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ là hai dạng đặc biệt của động từ trong tiếng Anh. Trong một số trường hợp, hiện tại phân từ và quá khứ phân từ gây nhầm lẫn. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về hai dạng động từ này.
1. Khái niệm.
- Hiện tại phân từ chính là động từ thêm đuôi ”-ing”. Hiện tại phân từ còn được gọi là danh động từ, được thành lập bằng cách thêm ”-ing” vào sau động từ.
- Qúa khứ phân từ hay còn gọi là quá khứ phân từ hai của động từ, có dạng ”V-ed” (đối với các động từ có quy tắc) và các động từ nằm ở cột thứ 3 trong bảng liệt kê các động từ bất quy tắc.
2. Cách dùng.
2.1. Cách dùng của hiện tại phân từ.
Dùng trong các thì tiếp diễn diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm nhất định như thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn và tương lai hoàn thành tiếp diễn.
Eg: – They are playing football at the moment.
Dùng làm chủ ngữ trong câu. (vai trò giống như một danh từ.)
Eg: – Listening to music is his hobby.
- Dùng làm tân ngữ của động từ.
Eg: – I hate being asked a lot of questions about my private life.
Dùng làm tân ngữ của cụm giới từ.
Eg: – Mary is interested in reading books.
Dùng như bổ ngữ của chủ ngữ. Trong tiếng Anh, những câu dạng S + Be + complement thì ”complement” ở đây được gọi là bổ ngữ của chủ ngữ.
Eg: – The main task in this program is teaching English for Children.
Dùng như tính từ trong câu.
Eg: – The smiling girl is my sister.
Dùng trong mệnh đề quan hệ rút gọn. ( Xem bài Giản lược mệnh đề quan hệ)
Eg: – She is the worker having the best quality.
2.2. Cách dùng của quá khứ phân từ.
Dùng trong các thì hoàn thành như hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, tương lại hoàn thành.
Eg: – When I came, he had left.
Dùng như tính từ trong câu.
Eg: - She lived in an isolated village.
Dùng trong câu bị động.
Eg: - The boy is taught how to play the piano.
Dùng trong mệnh đề quan hệ rút gọn.
Eg: - I have read the novel written by O’Henry.
Xem thêm tài liệu luyện thi TOEIC đáng tin cậy: starter toeictartics for toeic,  v.v…, sử dụng phần mềm luyện thi TOEIC và học thêm nhiều mẹo thi toeichữu ích nữa nhé! 

Cách sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu

Cùng học ngữ pháp Toeic nào : Cách sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu
1. Sử dụng V-ing
Một V-ing có thể được dùng để nối hai câu có cùng chủ ngữ trở thành một câu bằng cách biến động từ của câu thứ nhất thành dạng V-ing, bỏ chủ ngữ và nối với câu thứ hai bằng dấu phảy. Ví dụ:
Eg: The man jumped out of the boat. He was bitten by a shark.
=> After jumping out of the boat, the man was bitten by a shark.
Khi sử dụng loại câu này cần hết sức lưu ý rằng chủ ngữ của mệnh đề chính bắt buộc phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ. Khi hai mệnh đề không có cùng chủ ngữ, người ta gọi đó là trường hợp chủ ngữ phân từ bất hợp lệ.
Để đảm bảo không nhầm lẫn, ngay sau mệnh đề verb-ing ta nên đề cập ngay đến danh từ làm chủ ngữ cho cả hai mệnh đề.
Thông thường có 6 giới từ đứng trước một V-ing mở đầu cho mệnh đề phụ, đó là: By (bằng cách, bởi), upon, after (sau khi), before (trước khi), while (trong khi), when (khi).
Eg: By working a ten-hour day for four days, we can have a long weekend.
Lưu ý rằng: on + động từ trạng thái hoặc in + động từ hành động thì có thể tương đương với when hoặc while:
Eg: On finding the door ajar, I aroused suspicion. Biểu tượng cảm xúc smile when finding)
Nếu không có giới từ đi trước, chỉ có V-ing xuất hiện trong mệnh đề phụ thì thời của câu do thời của động từ ở mệnh đề chính quyết định; 2 hành động trong hai mệnh đề thường xảy ra song song cùng lúc:
Present:
Eg: Practicing her swing every day, Trica hopes to get a job as a golf instructor.
Past:
Eg: Having a terrible toothache, Henry called the dentist for an appointment.
Future:
Eg: Finishing the letter later tonight, Sally will mail it tomorrow morning.
Dạng thức hoàn thành [having + P2] được dùng để diễn đạt trường hợp động từ của mệnh đề phụ xảy ra trước hành động của mệnh đề chính:
Eg: Having finished their supper, the boys went out to play.
Dạng thức bị động [having been + P2] cũng thường được sử dụng để mở đầu một mệnh đề phụ:
Eg: Having been notified by the court, Mary reported for jury duty.
2. Sử dụng to V
Động từ nguyên thể cũng được dùng để mở đầu một câu giống như trong trường hợp V-ing. Mệnh đề phụ đứng đầu câu sử dụng động từ nguyên thể thường diễn tả mục đích của mệnh đề chính.
Eg: To get up early, Jim never stay up late.
Cũng giống như trường hợp sử dụng V-ing nêu trên, chủ ngữ của mệnh đề thứ hai cũng phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ đứng trước.
Xem thêm tài liệu luyện thi TOEIC đáng tin cậy: starter toeictartics for toeic,  v.v…, sử dụng phần mềm luyện thi TOEIC và học thêm nhiều mẹo thi toeichữu ích nữa nhé! 

MẸO NGHE TIẾNG ANH

Học tiếng anh giao tiếp đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nghe - nói tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết luyện nghe tiếng anh đúng đắn. Mình xin giới thiệu đến các bạn một số mẹo cho kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả.
Học nghe hiệu quả
Học giao tiếp đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nghe - nói tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết luyện nghe đúng đắn. Oxford English UK Vietnam xin giới thiệu đến các bạn một số mẹo cho kỹ năng nghe hiệu quả.

Mẹo cho các bạn học nghe hiệu quả


Phần lớn các bạn khi luyện nghe tiếng Anh thường rất căng thẳng, đặc biệt là nghe băng. Tại sao vậy?

1/ Để hiểu được nội dung bài nghe nói khó hơn nhiều so với nội dung bài đọc vì bạn không có thời gian dịch từng từ một

2/ Khi giao tiếp, mọi người sử dụng rất nhiều cách nói nối hoặc nói lướt nên các bạn sẽ thấy không thể nắm bắt từng từ một cách rõ ràng.

3/ Khi bạn nghe băng thì bạn không thể nhìn thấy mặt người nói. Điều này khiến cho việc nghe của bạn gặp khó khăn gấp bội.

Nghe bằng hay xem video là một cách tốt để luyện nghe những giọng nói, âm điệu khác nhau.

Mẹo 1 - Thư giãn, thoải mái.

Đừng nản khi bạn không hiểu từ/ cụm từ mình nghe được. Việc chú ý đến tiểu tiết với những lần nghe đầu tiên là việc cực kỳ khó khăn đối với người nghe. Do đó, các bạn nên thử nắm bắt ý tưởng bài nghe trước đã.

Mẹo 2 - Bạn không cần phải nghe hay nhớ tất cả các từ

Hãy thử nghe từ khóa - từ mang thông tin quan trọng. Đó là những từ thường được nhấn mạnh trong bài nghe.. Kết nối từ khóa nghe được để hiểu được ý tổng quát của bài nghe.

* Mẹo 3 - Sử dụng bản thảo

Nếu bài nghe của bạn có bản thảo, bạn không nên qua nó, kể cả nhìn lướt. Tập trung nghe và viết ra mọi thông tin bạn nghe được; Sau đó sử dụng bản thảo để kiểm tra, đối chiếu với bản viết của bạn.

Mẹo 4 - Bỏ qua hiểu biết của bạn

Khi bạn nghe được một thông tin quen thuộc ( ví dụ : Thời tiết, giá cả của 1 shop...) bạn thường có hiểu biết nhất định về vấn đề đó ( biết nhiều hơn hoặc ít hơn ). Bạn nên tránh tình trạng dựa vào hiểu biết của mình để suy luận ra nội dung thông tin. Tập trung vào bài nghe, thực hiện ghi chép lấy thông tin từ bài.

* Mẹo 5 - Không ngừng luyện nghe

Thường thì các bạn không biết tìm nguồn tài liệu nghe nào khi tự học. Bạn nên sử dụng những chương trình trên đài, truyền hình, âm nhạc, phim... mà bạn thích xem, thích nghe. Quan trọng hơn là các bạn nên làm bạn với một người bản ngữ và nói chuyện với họ nhiều nhất có thể.
- See more at: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/phuong-phap-hoc-tieng-anh/hoc-nghe-hieu-qua.aspx#sthash.TtuUqfdN.dpuf
Học nghe hiệu quả
Học giao tiếp đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nghe - nói tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết luyện nghe đúng đắn. Oxford English UK Vietnam xin giới thiệu đến các bạn một số mẹo cho kỹ năng nghe hiệu quả.

Mẹo cho các bạn học nghe hiệu quả


Phần lớn các bạn khi luyện nghe tiếng Anh thường rất căng thẳng, đặc biệt là nghe băng. Tại sao vậy?

1/ Để hiểu được nội dung bài nghe nói khó hơn nhiều so với nội dung bài đọc vì bạn không có thời gian dịch từng từ một

2/ Khi giao tiếp, mọi người sử dụng rất nhiều cách nói nối hoặc nói lướt nên các bạn sẽ thấy không thể nắm bắt từng từ một cách rõ ràng.

3/ Khi bạn nghe băng thì bạn không thể nhìn thấy mặt người nói. Điều này khiến cho việc nghe của bạn gặp khó khăn gấp bội.

Nghe bằng hay xem video là một cách tốt để luyện nghe những giọng nói, âm điệu khác nhau.

Mẹo 1 - Thư giãn, thoải mái.

Đừng nản khi bạn không hiểu từ/ cụm từ mình nghe được. Việc chú ý đến tiểu tiết với những lần nghe đầu tiên là việc cực kỳ khó khăn đối với người nghe. Do đó, các bạn nên thử nắm bắt ý tưởng bài nghe trước đã.

Mẹo 2 - Bạn không cần phải nghe hay nhớ tất cả các từ

Hãy thử nghe từ khóa - từ mang thông tin quan trọng. Đó là những từ thường được nhấn mạnh trong bài nghe.. Kết nối từ khóa nghe được để hiểu được ý tổng quát của bài nghe.

* Mẹo 3 - Sử dụng bản thảo

Nếu bài nghe của bạn có bản thảo, bạn không nên qua nó, kể cả nhìn lướt. Tập trung nghe và viết ra mọi thông tin bạn nghe được; Sau đó sử dụng bản thảo để kiểm tra, đối chiếu với bản viết của bạn.

Mẹo 4 - Bỏ qua hiểu biết của bạn

Khi bạn nghe được một thông tin quen thuộc ( ví dụ : Thời tiết, giá cả của 1 shop...) bạn thường có hiểu biết nhất định về vấn đề đó ( biết nhiều hơn hoặc ít hơn ). Bạn nên tránh tình trạng dựa vào hiểu biết của mình để suy luận ra nội dung thông tin. Tập trung vào bài nghe, thực hiện ghi chép lấy thông tin từ bài.

* Mẹo 5 - Không ngừng luyện nghe

Thường thì các bạn không biết tìm nguồn tài liệu nghe nào khi tự học. Bạn nên sử dụng những chương trình trên đài, truyền hình, âm nhạc, phim... mà bạn thích xem, thích nghe. Quan trọng hơn là các bạn nên làm bạn với một người bản ngữ và nói chuyện với họ nhiều nhất có thể.
- See more at: http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/phuong-phap-hoc-tieng-anh/hoc-nghe-hieu-qua.aspx#sthash.TtuUqfdN.dpuf

Mẹo cho các bạn học nghe hiệu quả: đừng quên luyện phát âm tiếng anh nữa nhé! 


Phần lớn các bạn khi luyện nghe tiếng Anh thường rất căng thẳng, đặc biệt là nghe băng. Tại sao vậy?

1/ Để hiểu được nội dung bài nghe nói khó hơn nhiều so với nội dung bài đọc vì bạn không có thời gian dịch từng từ một

2/ Khi giao tiếp, mọi người sử dụng rất nhiều cách nói nối hoặc nói lướt nên các bạn sẽ thấy không thể nắm bắt từng từ một cách rõ ràng.

3/ Khi bạn nghe băng thì bạn không thể nhìn thấy mặt người nói. Điều này khiến cho việc nghe của bạn gặp khó khăn gấp bội.

Nghe bằng hay xem video là một cách tốt để luyện nghe những giọng nói, âm điệu khác nhau.
 * Mẹo 1 - Thư giãn, thoải mái.
Đừng nản khi bạn không hiểu từ/ cụm từ mình nghe được. Việc chú ý đến tiểu tiết với những lần nghe đầu tiên là việc cực kỳ khó khăn đối với người nghe. Do đó, các bạn nên thử nắm bắt ý tưởng bài nghe trước đã.

Mẹo 2 - Bạn không cần phải nghe hay nhớ tất cả các từ

Hãy thử nghe từ khóa - từ mang thông tin quan trọng. Đó là những từ thường được nhấn mạnh trong bài nghe.. Kết nối từ khóa nghe được để hiểu được ý tổng quát của bài nghe.

* Mẹo 3 - Sử dụng bản thảo

Nếu bài nghe của bạn có bản thảo, bạn không nên qua nó, kể cả nhìn lướt. Tập trung nghe và viết ra mọi thông tin bạn nghe được; Sau đó sử dụng bản thảo để kiểm tra, đối chiếu với bản viết của bạn.

Mẹo 4 - Bỏ qua hiểu biết của bạn

Khi bạn nghe được một thông tin quen thuộc ( ví dụ : Thời tiết, giá cả của 1 shop...) bạn thường có hiểu biết nhất định về vấn đề đó ( biết nhiều hơn hoặc ít hơn ). Bạn nên tránh tình trạng dựa vào hiểu biết của mình để suy luận ra nội dung thông tin. Tập trung vào bài nghe, thực hiện ghi chép lấy thông tin từ bài.

* Mẹo 5 - Không ngừng luyện nghe

Thường thì các bạn không biết tìm nguồn tài liệu nghe nào khi tự học. Bạn nên sử dụng những chương trình trên đài, truyền hình, âm nhạc, phim... mà bạn thích xem, thích nghe. Quan trọng hơn là các bạn nên làm bạn với một người bản ngữ và nói chuyện với họ nhiều nhất có thể.
giới thiệu với các bạn phần mềm học tiếng anh giao tiếp cực hay nhé :D 

Phân biệt AS và LIKE

Học tiếng Anh TOEIC :Phân biệt AS và LIKE
Trong tiếng Anh, đôi khi chúng ta vẫn còn bị bối rối về cách sử dụng của một số từ, không biết nên dùng các từ này trong các trường hợp nào, và quan trọng là sự khác nhau giữa chúng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng của hai từ AS và LIKE.
AS
Chúng ta sử dụng As để nói về nghề nghiệp hoặc chức năng:
– I worked as a shop assistant for 2 years when I was a student. (Tôi đi bán hàng trong khoảng 2 năm khi còn là sinh viên)
– He used his shoe as a hammer to hang the picture up. (Anh ta dùng giày để treo bức tranh lên tường).
Trong cấu trúc so sánh, cấu trúc AS + TÍNH TỪ + AS cũng thường được sử dụng:
– He’s not as tall as his brother. (Cậu ấy không cao bằng anh trai cậu ấy).
– She ran as fast as she could. (Cô ấy chạy nhanh nhất có thể).
Khi nói về những sự so sánh, AS được sử dụng như là một liên từ – được theo sau bởi một mệnh đề bao gồm một CHỦ NGỮ và một ĐỘNG TỪ:
– He went to Cambridge University, as his father had before him. (Anh ấy học trường đại học Cambridge như cha và anh trai anh ấy đã từng).
– She’s a talented writer, as most of her family are. (Cô ấy là một nhà văn tài hoa, giống như những thành viên trong gia đình cô ấy)
Xem thêm tài liệu luyện thi TOEIC : starter toeictartics for toeic,  v.v…, sử dụng phần mềm luyện thi TOEIC và học thêm nhiều mẹo thi toeichữu ích nữa nhé! 
LIKE
Trong các cụm so sánh, like là một giới từ và được theo sau bởi một DANH TỪ hoặc một ĐẠI TỪ.
– I’ve been working like a dog all afternoon. (Tôi đã làm việc vất vả cả buổi chiều).
– None of my brothers are much like me. (Chẳng ai trong số các anh trai của tôi giống tôi cả).
– She looks just like her mother. (Cô ấy trông khá giống mẹ).
LIKE/ AS IF/ AS THOUGH
LIKE, AS IF, AS THOUGH thường được sử dụng trong các cấu trúc so sánh. Không có những sự khác biệt rõ rệt giữa các cấu trúc này.
– You look as if you’re seen a ghost. (Trông anh cứ như nhìn thấy ma ấy).
– You talk as though we’re never going to see each other again. (Anh nói như thể là chúng ta không bao giờ gặp nhau nữa ấy).
– It looks like it’s going to rain. (Trời như thể là sắp mưa ấy).
Các cấu trúc với AS khác
Các cấu trúc và mẫu câu sau sử dụng AS:
– As you know, classes restart on January 15th. (Như các bạn biết đấy, các lớp thường bắt đầu học từ ngày 15).
– I tried using salt as you suggested but the stain still didn’t come out. (Tôi đã thử dùng muối như cậu bảo rồi như vết bẩn không sạch).
– Their house is the same as ours. (Nhà họ cũng giống như nhà chúng tôi).
Đối với các bạn luyen thi TOEIC cap toc, các bạn có thể tự học tại nhà với phần mềm luyện thi TOEIC miễn phí và giáo trình TOEIC cực kì hữu ích!